Những ngày qua, câu chuyện về sai phạm trong trùng tu, tôn tạo tháp Bánh Ít, thuộc thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Ảnh: Bình Định Cụm di tích tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Sang NguyễnToàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển chỉ chừng 100 mét. Ảnh: FacebookVì nằm trên đồi cao, nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh Ít - một loại đặc sản của tỉnh Bình Định nên người dân địa phương lấy tên gọi đó để đặt cho tên tháp. Ảnh: FacebookTháp Bánh Ít có lối kiến trúc đa dạng và phong phú nhất, mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Champa nhưng vẫn có nét gì đó rất riêng của mảnh đất võ. Ảnh: My South VietnamCác mặt của tháp đều quay về hướng Đông. Trong đó, tháp chính có kích thước lớn nhất (khoảng 20 mét) và nằm ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi, xung quanh là 3 tháp nhỏ. Ảnh: Binh HuynhPhần cổng của tháp chính được làm nhô ra ngoài thêm 2 mét, được trang trí bằng nhiều họa tiết công phu và sắc xảo. Các bức tranh phù điêu trên tháp chính cũng được điêu khắc vô cùng sống động. Ảnh: Tung HoangCạnh tháp chính là tháp Yên Ngựa, tháp cao khoảng 12 mét. Phần đế tháp được làm nhô ra, xung quanh được trang trí bằng nhiều hình tượng người đang giơ tay lên đồng lòng nâng tháp. Ảnh: Binh HuynhNgọn tháp ở phía nam cao 10 mét. Tháp này có 4 cửa theo bốn hướng. Mái tháp được chạm trỗ kỳ công, nhỏ dần khi lên cao. Ảnh: Daniel SchaferTháp cổng nằm ở vị trí thấp nhất, cách tháp chính 100 mét. Tháp cổng được được trang trí khá đơn giản nhưng lại trông vô cùng khỏe khoắn, vững chãi. Ảnh: Binh HuynhVòm cổng có hình tựa như mũi lao đang hướng thẳng lên trời. Tháp có hai cửa nằm cùng một trục với tháp chính, hướng Đông - Tây để tạo nên sự hòa hợp về mặt kiến trúc. Ảnh: Lao độngVới vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, cùng với những giá trị văn hóa, tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1982. Ảnh: Lao độngCụm tháp Bánh Ít nghìn năm tuổi này được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh. Ảnh: FacebookVideo: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24
Những ngày qua, câu chuyện về sai phạm trong trùng tu, tôn tạo tháp Bánh Ít, thuộc thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Ảnh: Bình Định
Cụm di tích tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Đây là quần thể kiến trúc độc đáo với dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Sang Nguyễn
Toàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển chỉ chừng 100 mét. Ảnh: Facebook
Vì nằm trên đồi cao, nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh Ít - một loại đặc sản của tỉnh Bình Định nên người dân địa phương lấy tên gọi đó để đặt cho tên tháp. Ảnh: Facebook
Tháp Bánh Ít có lối kiến trúc đa dạng và phong phú nhất, mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Champa nhưng vẫn có nét gì đó rất riêng của mảnh đất võ. Ảnh: My South Vietnam
Các mặt của tháp đều quay về hướng Đông. Trong đó, tháp chính có kích thước lớn nhất (khoảng 20 mét) và nằm ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi, xung quanh là 3 tháp nhỏ. Ảnh: Binh Huynh
Phần cổng của tháp chính được làm nhô ra ngoài thêm 2 mét, được trang trí bằng nhiều họa tiết công phu và sắc xảo. Các bức tranh phù điêu trên tháp chính cũng được điêu khắc vô cùng sống động. Ảnh: Tung Hoang
Cạnh tháp chính là tháp Yên Ngựa, tháp cao khoảng 12 mét. Phần đế tháp được làm nhô ra, xung quanh được trang trí bằng nhiều hình tượng người đang giơ tay lên đồng lòng nâng tháp. Ảnh: Binh Huynh
Ngọn tháp ở phía nam cao 10 mét. Tháp này có 4 cửa theo bốn hướng. Mái tháp được chạm trỗ kỳ công, nhỏ dần khi lên cao. Ảnh: Daniel Schafer
Tháp cổng nằm ở vị trí thấp nhất, cách tháp chính 100 mét. Tháp cổng được được trang trí khá đơn giản nhưng lại trông vô cùng khỏe khoắn, vững chãi. Ảnh: Binh Huynh
Vòm cổng có hình tựa như mũi lao đang hướng thẳng lên trời. Tháp có hai cửa nằm cùng một trục với tháp chính, hướng Đông - Tây để tạo nên sự hòa hợp về mặt kiến trúc. Ảnh: Lao động
Với vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, cùng với những giá trị văn hóa, tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1982. Ảnh: Lao động
Cụm tháp Bánh Ít nghìn năm tuổi này được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh. Ảnh: Facebook
Video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24