Toạ lạc tại thành phố Đà Nẵng, ngôi nhà là nơi ở của cặp vợ chồng trung niên. Yêu cầu của gia chủ là có đủ không gian cho các con và cháu ở lại vào dịp cuối tuần.Họ cũng thích trồng hoa và cây, đặc biệt là rau hữu cơ, rau gia vị, không hóa chất. Vì vậy, khi thiết kế nhà này, kiến trúc sư dự định thêm nhiều không gian để trồng cây.Để giảm việc leo cầu thang bộ, thay vì xây cao tầng, nhóm kiến trúc sử dụng thiết kế bán hầm vừa tối ưu diện tích sử dụng vừa không làm tăng chiều cao tổng thể.Tầng hầm bao gồm nhà để xe, phòng kỹ thuật, kho.Để giải quyết vấn đề về năng lượng, kiến trúc sư tính toán để sử dụng tối ưu nguồn năng lượng mặt trời và gió tự nhiên.Nhằm hạn chế bức xạ mặt trời, cửa chính và cửa sổ được sử dụng hệ lam thép đục lỗ, có thể đóng mở tự động.Hệ lam thép đục lỗ vừa hạn chế tầm nhìn của người qua đường, vừa đảm bảo tính riêng tư đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho nhà ống.Tầng 1 là không gian chung bao gồm bếp ăn, vệ sinh chung và phòng ngủ cho khách.Tuy chiều dài khu đất tương đối ngắn nhưng nhờ sử dụng nhiều giếng trời và cửa tự động lấy sáng nên phòng ngủ và phòng vệ sinh luôn thoáng đãng, dễ chịu.Trên tầng hai, có hai phòng ngủ, một ở phía trước và một ở phía sau. Ở giữa hai phòng ngủ là không gian thờ cúng.Cùng với đó là giếng trời lớn để lấy sáng cho hành lang và cầu thang.Sự kết hợp giữa gỗ và kính ở cầu thang giúp không gian trở nên tự nhiên và gần gũi hơn.Đáp ứng thú vui trồng cây của gia chủ, kiến trúc sư sử dụng toàn bộ mái nhà để trồng rau hữu cơ, rau gia vị và cây ăn quả nhỏ.Ngoài ra, vườn rau còn có tác dụng chống nóng cho các tầng dưới và chống nứt bê tông do nhiệt độ ngày đêm thay đổi.Đặc biệt, kiến trúc sư thiết kế một hệ thống tái chế nước. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày được thu gom vào một bể chứa lớn dưới lòng đất và có thể tái sử dụng trở lại. Đây là một trong những giải pháp tiết kiệm trong bối cảnh nguồn nước khan hiếm. Nguồn ảnh: 85 StudioBí ẩn ngôi biệt thự bỏ hoang, bên trong là kho đồ hiệu trăm tỉ
Toạ lạc tại thành phố Đà Nẵng, ngôi nhà là nơi ở của cặp vợ chồng trung niên. Yêu cầu của gia chủ là có đủ không gian cho các con và cháu ở lại vào dịp cuối tuần.
Họ cũng thích trồng hoa và cây, đặc biệt là rau hữu cơ, rau gia vị, không hóa chất. Vì vậy, khi thiết kế nhà này, kiến trúc sư dự định thêm nhiều không gian để trồng cây.
Để giảm việc leo cầu thang bộ, thay vì xây cao tầng, nhóm kiến trúc sử dụng thiết kế bán hầm vừa tối ưu diện tích sử dụng vừa không làm tăng chiều cao tổng thể.
Tầng hầm bao gồm nhà để xe, phòng kỹ thuật, kho.
Để giải quyết vấn đề về năng lượng, kiến trúc sư tính toán để sử dụng tối ưu nguồn năng lượng mặt trời và gió tự nhiên.
Nhằm hạn chế bức xạ mặt trời, cửa chính và cửa sổ được sử dụng hệ lam thép đục lỗ, có thể đóng mở tự động.
Hệ lam thép đục lỗ vừa hạn chế tầm nhìn của người qua đường, vừa đảm bảo tính riêng tư đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho nhà ống.
Tầng 1 là không gian chung bao gồm bếp ăn, vệ sinh chung và phòng ngủ cho khách.
Tuy chiều dài khu đất tương đối ngắn nhưng nhờ sử dụng nhiều giếng trời và cửa tự động lấy sáng nên phòng ngủ và phòng vệ sinh luôn thoáng đãng, dễ chịu.
Trên tầng hai, có hai phòng ngủ, một ở phía trước và một ở phía sau. Ở giữa hai phòng ngủ là không gian thờ cúng.
Cùng với đó là giếng trời lớn để lấy sáng cho hành lang và cầu thang.
Sự kết hợp giữa gỗ và kính ở cầu thang giúp không gian trở nên tự nhiên và gần gũi hơn.
Đáp ứng thú vui trồng cây của gia chủ, kiến trúc sư sử dụng toàn bộ mái nhà để trồng rau hữu cơ, rau gia vị và cây ăn quả nhỏ.
Ngoài ra, vườn rau còn có tác dụng chống nóng cho các tầng dưới và chống nứt bê tông do nhiệt độ ngày đêm thay đổi.
Đặc biệt, kiến trúc sư thiết kế một hệ thống tái chế nước. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày được thu gom vào một bể chứa lớn dưới lòng đất và có thể tái sử dụng trở lại. Đây là một trong những giải pháp tiết kiệm trong bối cảnh nguồn nước khan hiếm. Nguồn ảnh: 85 Studio
Bí ẩn ngôi biệt thự bỏ hoang, bên trong là kho đồ hiệu trăm tỉ