Việc Jack Ma không xuất hiện công khai suốt hai tháng sau khi chỉ trích hệ thống tài chính Trung Quốc làm dấy lên nhiều tin đồn. Câu hỏi "Jack Ma đang ở đâu?" xuất hiện dày đặc trên các trang báo phương Tây. Ảnh: Reuters.Lần xuất hiện công khai cuối cùng của Jack Ma là tại hội nghị Thượng Hải hồi tháng 10/2020. Tại đây, nhà sáng lập Alibaba mô tả các ngân hàng Trung Quốc là những "tiệm cầm đồ" và Hiệp định Ngân hàng toàn cầu Basel là “câu lạc bộ dành cho người già”. Ảnh: Getty Images.Không lâu sau đó, Jack Ma bị Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc triệu tập. Ngày 3/11, tập đoàn tài chính Ant Group đột ngột thông báo hoãn kế hoạch niêm yết kép tại Thượng Hải và Hong Kong. Ảnh: Reuters.Chính phủ Trung Quốc cũng mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba khiến giá cổ phiếu công ty giảm mạnh. Trước tin đồn "Jack Ma mất tích", hãng CNBC khẳng định ông chủ Ant Group thực tế không bị bắt mà chỉ "ở ẩn" - có thể tại Hàng Châu - để tránh gây thêm điều tiếng. Ảnh: Bloomberg.Jack Ma không phải là doanh nhân đầu tiên đột ngột biến mất khi bị chính quyền Trung Quốc chỉ trích. Theo Forbes, những năm gần đây có ít nhất 5 tỷ phú Trung Quốc từng bị đồn "mất tích". Tháng 12/2015, doanh nhân Guo Guangchang (Quách Quảng Xương), Chủ tịch hãng đầu tư Fosun International, biến mất đột ngột. Nhiều nhân chứng cho biết đã nhìn thấy ông Quách bị cảnh sát bắt giữ tại sân bay Thượng Hải.Được mệnh danh là "Warren Buffett của Trung Quốc", ông Guo đã xây dựng công ty trị giá 115 tỷ USD với các khoản đầu tư khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khoảng thời gian "mất tích", công ty cho biết ông "đang hỗ trợ cơ quan tư pháp trong một cuộc điều tra". Công ty cũng tạm ngừng giao dịch cổ phiếu trong khoảng thời gian này. Ảnh: Forbes.Một thời gian sau đó, vị tỷ phú quay trở lại nhưng không có lời giải thích nào về sự việc đã qua. Nhiều người cho rằng sự biến mất của ông Guo có liên quan đến chiến dịch trấn áp tham nhũng của chính phủ Trung Quốc. Theo Bloomberg, ông Guo sở hữu khối tài sản ròng 7,5 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg.Doanh nhân Zhou Chengjian, 54 tuổi, người tỉnh Chiết Giang, cũng từng gây xôn xao dư luận vì "mất tích" vào năm 2016. Theo South China Morning Post, ông Zhou là người sáng lập và chủ tịch thương hiệu thời trang nội địa Metersbonwe (có trụ sở tại Thượng Hải). Công ty này được mệnh danh là "H&M Trung Quốc". Ảnh: Imagechina.Tháng 1/2016, Metersbonwe tạm ngừng giao dịch cổ phiếu vì các nhà đầu tư không thể liên lạc được với ông Zhou.China Daily đưa tin cảnh sát tạm giữ ông Zhou để hỗ trợ điều tra một vụ giao dịch nội gián và thao túng chứng khoán. Sau một tuần "mất tích", vị tỷ phú trở lại tiếp tục công việc. Ảnh: Baidu.HIện, ông Zhou sở hữu hơn 3.900 cửa hàng ở Trung Quốc cùng một số thương hiệu thời trang khác như Me&City, Me&City Kids, MooMoo và trang thương mại điện tử Banggo.com. Zhou hiện là cổ đông lớn nhất của công ty và sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD. Con gái của ông giữ vị trí chủ tịch Metersbonwe. Ảnh: Getty Images.Ông trùm bất động sản Trung Quốc Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường) cũng bị nghi ngờ mất tích vào tháng 3/2020 sau khi chỉ trích cách chính phủ Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-19. New York Times cho biết bạn bè của ông Nhậm rất lo lắng và tìm kiếm tung tích của ông trùm bất động sản trong khoảng thời gian này. Ảnh: Forbes.Tháng 7/2020, chính phủ Trung Quốc thông báo khai trừ ông Nhậm khỏi Đảng. Ông Nhậm cũng bị tịch thu toàn bộ tài sản và bị kết án 18 năm tù vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực và nhiều tội danh khác. Ảnh: Forbes.Tháng 1/2017, báo chí Hong Kong đưa tin an ninh Trung Quốc bắt giữ ông Xiao Jianhua (Tiêu Kiến Hoa) - người đứng đầu Tập đoàn Tomorrow Group - tại một khách sạn và đưa về Bắc Kinh. Tờ South China Morning Post đưa tin ông Xiao và vệ sĩ đã bị một nhóm người mặc thường phục đưa đi khỏi khách sạn Four Seasons ở Hong Kong vào sáng 27/1. Ngày 28/1, gia đình ông Tiêu trình báo với cảnh sát Hong Kong việc thân nhân mất tích. Ảnh: NYT.Ông Tiêu là một trong những người giàu có nhất Trung Quốc trong năm 2017. Tháng 7/2020, Tomorrow Group tuyên bố trên WeChat rằng vị tỷ phú ở lại Trung Quốc để hợp tác điều tra với các nhà chức trách, tuy nhiên thông báo này bất ngờ bị xóa sau đó. Chính phủ Trung Quốc đã tiếp quản 9 công ty tài chính của ông Xiao. Ảnh: AP.
Việc Jack Ma không xuất hiện công khai suốt hai tháng sau khi chỉ trích hệ thống tài chính Trung Quốc làm dấy lên nhiều tin đồn. Câu hỏi "Jack Ma đang ở đâu?" xuất hiện dày đặc trên các trang báo phương Tây. Ảnh: Reuters.
Lần xuất hiện công khai cuối cùng của Jack Ma là tại hội nghị Thượng Hải hồi tháng 10/2020. Tại đây, nhà sáng lập Alibaba mô tả các ngân hàng Trung Quốc là những "tiệm cầm đồ" và Hiệp định Ngân hàng toàn cầu Basel là “câu lạc bộ dành cho người già”. Ảnh: Getty Images.
Không lâu sau đó, Jack Ma bị Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc triệu tập. Ngày 3/11, tập đoàn tài chính Ant Group đột ngột thông báo hoãn kế hoạch niêm yết kép tại Thượng Hải và Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Trung Quốc cũng mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba khiến giá cổ phiếu công ty giảm mạnh. Trước tin đồn "Jack Ma mất tích", hãng CNBC khẳng định ông chủ Ant Group thực tế không bị bắt mà chỉ "ở ẩn" - có thể tại Hàng Châu - để tránh gây thêm điều tiếng. Ảnh: Bloomberg.
Jack Ma không phải là doanh nhân đầu tiên đột ngột biến mất khi bị chính quyền Trung Quốc chỉ trích. Theo Forbes, những năm gần đây có ít nhất 5 tỷ phú Trung Quốc từng bị đồn "mất tích". Tháng 12/2015, doanh nhân Guo Guangchang (Quách Quảng Xương), Chủ tịch hãng đầu tư Fosun International, biến mất đột ngột. Nhiều nhân chứng cho biết đã nhìn thấy ông Quách bị cảnh sát bắt giữ tại sân bay Thượng Hải.
Được mệnh danh là "Warren Buffett của Trung Quốc", ông Guo đã xây dựng công ty trị giá 115 tỷ USD với các khoản đầu tư khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khoảng thời gian "mất tích", công ty cho biết ông "đang hỗ trợ cơ quan tư pháp trong một cuộc điều tra". Công ty cũng tạm ngừng giao dịch cổ phiếu trong khoảng thời gian này. Ảnh: Forbes.
Một thời gian sau đó, vị tỷ phú quay trở lại nhưng không có lời giải thích nào về sự việc đã qua. Nhiều người cho rằng sự biến mất của ông Guo có liên quan đến chiến dịch trấn áp tham nhũng của chính phủ Trung Quốc. Theo Bloomberg, ông Guo sở hữu khối tài sản ròng 7,5 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg.
Doanh nhân Zhou Chengjian, 54 tuổi, người tỉnh Chiết Giang, cũng từng gây xôn xao dư luận vì "mất tích" vào năm 2016. Theo South China Morning Post, ông Zhou là người sáng lập và chủ tịch thương hiệu thời trang nội địa Metersbonwe (có trụ sở tại Thượng Hải). Công ty này được mệnh danh là "H&M Trung Quốc". Ảnh: Imagechina.
Tháng 1/2016, Metersbonwe tạm ngừng giao dịch cổ phiếu vì các nhà đầu tư không thể liên lạc được với ông Zhou.China Daily đưa tin cảnh sát tạm giữ ông Zhou để hỗ trợ điều tra một vụ giao dịch nội gián và thao túng chứng khoán. Sau một tuần "mất tích", vị tỷ phú trở lại tiếp tục công việc. Ảnh: Baidu.
HIện, ông Zhou sở hữu hơn 3.900 cửa hàng ở Trung Quốc cùng một số thương hiệu thời trang khác như Me&City, Me&City Kids, MooMoo và trang thương mại điện tử Banggo.com. Zhou hiện là cổ đông lớn nhất của công ty và sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD. Con gái của ông giữ vị trí chủ tịch Metersbonwe. Ảnh: Getty Images.
Ông trùm bất động sản Trung Quốc Ren Zhiqiang (Nhậm Chí Cường) cũng bị nghi ngờ mất tích vào tháng 3/2020 sau khi chỉ trích cách chính phủ Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-19. New York Times cho biết bạn bè của ông Nhậm rất lo lắng và tìm kiếm tung tích của ông trùm bất động sản trong khoảng thời gian này. Ảnh: Forbes.
Tháng 7/2020, chính phủ Trung Quốc thông báo khai trừ ông Nhậm khỏi Đảng. Ông Nhậm cũng bị tịch thu toàn bộ tài sản và bị kết án 18 năm tù vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực và nhiều tội danh khác. Ảnh: Forbes.
Tháng 1/2017, báo chí Hong Kong đưa tin an ninh Trung Quốc bắt giữ ông Xiao Jianhua (Tiêu Kiến Hoa) - người đứng đầu Tập đoàn Tomorrow Group - tại một khách sạn và đưa về Bắc Kinh. Tờ South China Morning Post đưa tin ông Xiao và vệ sĩ đã bị một nhóm người mặc thường phục đưa đi khỏi khách sạn Four Seasons ở Hong Kong vào sáng 27/1. Ngày 28/1, gia đình ông Tiêu trình báo với cảnh sát Hong Kong việc thân nhân mất tích. Ảnh: NYT.
Ông Tiêu là một trong những người giàu có nhất Trung Quốc trong năm 2017. Tháng 7/2020, Tomorrow Group tuyên bố trên WeChat rằng vị tỷ phú ở lại Trung Quốc để hợp tác điều tra với các nhà chức trách, tuy nhiên thông báo này bất ngờ bị xóa sau đó. Chính phủ Trung Quốc đã tiếp quản 9 công ty tài chính của ông Xiao. Ảnh: AP.