Trồng và chế biến tinh bột nghệ là một nghề sản xuất thực phẩm đặc trưng của Nghệ An mang lại khoản thu nhập khá cao lên tới hàng tỷ đồng cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Báo Nghệ An.Xã Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có khoảng 30 hộ chế biến tinh bột nghệ, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho khoảng gần 100 lao động tham gia. Trong khoảng thời gian 4 tháng, chế biến tinh bột nghệ mang lại thu nhập bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/người. Ảnh: Báo Nghệ An.Trung bình mỗi ngày gia đình chế biến từ 100 – 150 kg nghệ tươi, thu được 5-7 kg bột nghệ. Với mức giá 500 nghìn đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi cân tinh bột nghệ có lãi từ 50-70 nghìn đồng. Như vậy, mỗi ngày thu nhập 300-400 nghìn đồng. Ảnh: Báo Nghệ An.Nghề làm tinh bột nghệ bắt đầu từ tháng 12 dương lịch sang hết tháng 3 hàng năm. Đây là công việc gồm khá nhiều công đoạn, tốn thời gian nhưng đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Ảnh: Báo Nghệ An.Sau khi rửa sạch và cạo vỏ nghệ, xay nhuyễn... để có được hỗn hợp tinh bột nghệ nguyên chất, phải lọc qua ít nhất là năm lần, sau đó, tinh bột nghệ phải phơi ở trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì mới đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp. Ảnh: Báo Nghệ An.Mùa thu hoạch củ dong riềng ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bắt đầu từ cuối tháng 11 hàng năm và kéo dài khoảng 1 tháng. Dong riềng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm miến dong nổi tiếng mang thương hiệu Bình Liêu. Mùa thu hoạch dong riềng ở Bình Liêu vào dịp giáp Tết, đàn ông đi làm thuê nên trên cánh đồng chỉ có phụ nữ làm công việc này. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Xã Húc Động có diện tích trồng dong riềng hơn 51ha và là xã trồng dong nhiều nhất huyện Bình Liêu. Năm nay sản lượng dong ở Húc Động đạt khoảng 2.000 tấn củ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Dong thu hoạch ngoài ruộng về được rửa sạch rồi đem xay thành bột để sản xuất miến rong. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Trong các xưởng chế biến miến dong, phụ nữ cũng đóng vai trò sản xuất chính. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Hiện tại diện tích vùng trồng dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu ước tính hơn 123ha, sản lượng củ đạt 4.900 tấn cho ra khoảng 70 tấn miến dong sản phẩm. Huyện Bình Liêu có 20 cơ sở sản xuất miến dong quy mô HTX và hộ gia đình. Với số lượng cơ sở sản xuất này về cơ bản tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu dong riềng cho bà con. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Khoảng tháng 12 hàng năm, người dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) lại tất bật thu hoạch kiệu chuẩn bị cho dịp Tết. Đây là mùa “ăn nên làm ra” của các nông dân miền Tây trồng kiệu vì kiệu có giá và năng suất cao. Ảnh: Dân Việt.Kiệu là loại cây trồng lâu năm tại huyện Tam Nông và đây là cây trồng chủ lực để giúp nhiều nông dân miền Tây thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, vụ kiệu Tết được nông dân mong chờ vì giá cả cao, nguồn tiêu thụ dễ dàng và năng suất, chất lượng tốt. Ảnh: Dân Việt.Đặc biệt, vụ kiệu Tết còn giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại các địa phương có thu nhập từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày với việc sơ chế kiệu. Ảnh: Dân Việt.Mùa kiệu tết tại huyện Tam Nông bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên khi nông dân miền Tây bắt đầu thu hoạch kiệu. Ảnh: Dân Việt.Đặc sản kiệu làm dưa được thị trường Tết ưa chuộng. Ảnh: Dân Việt.
Trồng và chế biến tinh bột nghệ là một nghề sản xuất thực phẩm đặc trưng của Nghệ An mang lại khoản thu nhập khá cao lên tới hàng tỷ đồng cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Báo Nghệ An.
Xã Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có khoảng 30 hộ chế biến tinh bột nghệ, giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho khoảng gần 100 lao động tham gia. Trong khoảng thời gian 4 tháng, chế biến tinh bột nghệ mang lại thu nhập bình quân từ 30 - 35 triệu đồng/người. Ảnh: Báo Nghệ An.
Trung bình mỗi ngày gia đình chế biến từ 100 – 150 kg nghệ tươi, thu được 5-7 kg bột nghệ. Với mức giá 500 nghìn đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi cân tinh bột nghệ có lãi từ 50-70 nghìn đồng. Như vậy, mỗi ngày thu nhập 300-400 nghìn đồng. Ảnh: Báo Nghệ An.
Nghề làm tinh bột nghệ bắt đầu từ tháng 12 dương lịch sang hết tháng 3 hàng năm. Đây là công việc gồm khá nhiều công đoạn, tốn thời gian nhưng đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Ảnh: Báo Nghệ An.
Sau khi rửa sạch và cạo vỏ nghệ, xay nhuyễn... để có được hỗn hợp tinh bột nghệ nguyên chất, phải lọc qua ít nhất là năm lần, sau đó, tinh bột nghệ phải phơi ở trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì mới đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp. Ảnh: Báo Nghệ An.
Mùa thu hoạch củ dong riềng ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bắt đầu từ cuối tháng 11 hàng năm và kéo dài khoảng 1 tháng. Dong riềng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm miến dong nổi tiếng mang thương hiệu Bình Liêu. Mùa thu hoạch dong riềng ở Bình Liêu vào dịp giáp Tết, đàn ông đi làm thuê nên trên cánh đồng chỉ có phụ nữ làm công việc này. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Xã Húc Động có diện tích trồng dong riềng hơn 51ha và là xã trồng dong nhiều nhất huyện Bình Liêu. Năm nay sản lượng dong ở Húc Động đạt khoảng 2.000 tấn củ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Dong thu hoạch ngoài ruộng về được rửa sạch rồi đem xay thành bột để sản xuất miến rong. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Trong các xưởng chế biến miến dong, phụ nữ cũng đóng vai trò sản xuất chính. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Hiện tại diện tích vùng trồng dong riềng trên địa bàn huyện Bình Liêu ước tính hơn 123ha, sản lượng củ đạt 4.900 tấn cho ra khoảng 70 tấn miến dong sản phẩm. Huyện Bình Liêu có 20 cơ sở sản xuất miến dong quy mô HTX và hộ gia đình. Với số lượng cơ sở sản xuất này về cơ bản tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu dong riềng cho bà con. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Khoảng tháng 12 hàng năm, người dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) lại tất bật thu hoạch kiệu chuẩn bị cho dịp Tết. Đây là mùa “ăn nên làm ra” của các nông dân miền Tây trồng kiệu vì kiệu có giá và năng suất cao. Ảnh: Dân Việt.
Kiệu là loại cây trồng lâu năm tại huyện Tam Nông và đây là cây trồng chủ lực để giúp nhiều nông dân miền Tây thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, vụ kiệu Tết được nông dân mong chờ vì giá cả cao, nguồn tiêu thụ dễ dàng và năng suất, chất lượng tốt. Ảnh: Dân Việt.
Đặc biệt, vụ kiệu Tết còn giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại các địa phương có thu nhập từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày với việc sơ chế kiệu. Ảnh: Dân Việt.
Mùa kiệu tết tại huyện Tam Nông bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên khi nông dân miền Tây bắt đầu thu hoạch kiệu. Ảnh: Dân Việt.
Đặc sản kiệu làm dưa được thị trường Tết ưa chuộng. Ảnh: Dân Việt.