Anh Đinh Hồng Phong (Thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang), chủ nhân của bộ sưu tập duyên tùng Nhật Bản cho biết, sau gần 20 làm ăn với người Nhật, muốn có một cái gì bên đó về Việt Nam, anh quyết định đưa bonsai Nhật về để mọi người chiêm ngưỡng bởi cây của họ làm rất đẹp, tự nhiên. Những cây bonsai duyên tùng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên mua được nó rất khó, phải có lòng yêu cây họ mới bán. Người Nhật nổi tiếng yêu cây chính vì vậy, bán cây đi họ vẫn sang Việt Nam thăm, hướng dẫn kỹ thuật để cây sống tốt, anh Phong chia sẻ.Những cây duyên tùng thuộc dòng lá kim và rất đắt, không phải có tiền là mua được. Những năm gần đây, những người có tiền, thích nghệ thuật bonsai Nhật thường tìm mua duyên tùng về chơi bởi cây không quá lớn, rất thích hợp đặt trong biệt thự, khuôn viên vườn nhỏ… Cây được trồng trong chậu và thường được đặt trên một tảng đá, tảng đá phải phù hợp với kích cỡ của cây.Anh Phong cho hay, những cây duyên tùng này đều có tuổi đời trên 100 năm và rất có giá trị, có cây lên đến trên 3 tỷ đồng. Phần gốc và thân đa phần đã hóa lũa (phần thân cây chết), do chủ ý của người làm cây, họ chỉ để một phần thân cây sống để nuôi tay, cành, bông, tán. Đó là phong cách bonsai của người Nhật.Duyên tùng là thân cây gỗ, màu vàng nâu, da sần sùi có nhiều vết nứt. Thân cây có lõi đen cứng, cành cây lúc non dễ uốn dẻo. Lá kim mọc thành từng búi, nếu đủ nắng sẽ không bung ra, nếu lá nằm trong mát sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ. Cây duyên tùng không có hoa, không có trái."Những cây tôi mua về Việt Nam đều là cây nổi tiếng của các nhà vườn ở Nhật nên hội tụ đầy đủ: Cổ - kỳ - mỹ - văn", anh Phong nói.Sau một thời gian học hỏi, anh Phong chia sẻ: “Một bonsai đẹp không chỉ hội tụ yếu tố nghệ thuật đến từ bàn tay chăm sóc, tỉa tót của con người, Bonsai đẹp còn phải mang được đến cho người thưởng lãm cảm nhận về sức sống tràn nhựa sống từ thiên nhiên, khiến ta vì thế mà luôn muốn vươn lên trong cuộc sống”.Mỗi cây một dáng nhưng tất cả đều thuận theo dáng tự nhiên chứ không uốn nắn nhiều theo dáng thế như ở Việt Nam. Để có được gốc tùng đẹp, các nghệ nhân phải rất kiên trì, cắt giật trong nhiều năm để cây không phát triển quá nhanh hay quá lớn.Thân tuy ngắn nhưng uốn lượn rất đẹp. Đa số những cây bonsai người Nhật làm có kích thước không quá lớn.
Anh Đinh Hồng Phong (Thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang), chủ nhân của bộ sưu tập duyên tùng Nhật Bản cho biết, sau gần 20 làm ăn với người Nhật, muốn có một cái gì bên đó về Việt Nam, anh quyết định đưa bonsai Nhật về để mọi người chiêm ngưỡng bởi cây của họ làm rất đẹp, tự nhiên. Những cây bonsai duyên tùng của Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới nên mua được nó rất khó, phải có lòng yêu cây họ mới bán. Người Nhật nổi tiếng yêu cây chính vì vậy, bán cây đi họ vẫn sang Việt Nam thăm, hướng dẫn kỹ thuật để cây sống tốt, anh Phong chia sẻ.
Những cây duyên tùng thuộc dòng lá kim và rất đắt, không phải có tiền là mua được. Những năm gần đây, những người có tiền, thích nghệ thuật bonsai Nhật thường tìm mua duyên tùng về chơi bởi cây không quá lớn, rất thích hợp đặt trong biệt thự, khuôn viên vườn nhỏ… Cây được trồng trong chậu và thường được đặt trên một tảng đá, tảng đá phải phù hợp với kích cỡ của cây.
Anh Phong cho hay, những cây duyên tùng này đều có tuổi đời trên 100 năm và rất có giá trị, có cây lên đến trên 3 tỷ đồng. Phần gốc và thân đa phần đã hóa lũa (phần thân cây chết), do chủ ý của người làm cây, họ chỉ để một phần thân cây sống để nuôi tay, cành, bông, tán. Đó là phong cách bonsai của người Nhật.
Duyên tùng là thân cây gỗ, màu vàng nâu, da sần sùi có nhiều vết nứt. Thân cây có lõi đen cứng, cành cây lúc non dễ uốn dẻo. Lá kim mọc thành từng búi, nếu đủ nắng sẽ không bung ra, nếu lá nằm trong mát sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ. Cây duyên tùng không có hoa, không có trái.
"Những cây tôi mua về Việt Nam đều là cây nổi tiếng của các nhà vườn ở Nhật nên hội tụ đầy đủ: Cổ - kỳ - mỹ - văn", anh Phong nói.
Sau một thời gian học hỏi, anh Phong chia sẻ: “Một bonsai đẹp không chỉ hội tụ yếu tố nghệ thuật đến từ bàn tay chăm sóc, tỉa tót của con người, Bonsai đẹp còn phải mang được đến cho người thưởng lãm cảm nhận về sức sống tràn nhựa sống từ thiên nhiên, khiến ta vì thế mà luôn muốn vươn lên trong cuộc sống”.
Mỗi cây một dáng nhưng tất cả đều thuận theo dáng tự nhiên chứ không uốn nắn nhiều theo dáng thế như ở Việt Nam. Để có được gốc tùng đẹp, các nghệ nhân phải rất kiên trì, cắt giật trong nhiều năm để cây không phát triển quá nhanh hay quá lớn.
Thân tuy ngắn nhưng uốn lượn rất đẹp. Đa số những cây bonsai người Nhật làm có kích thước không quá lớn.