Người cào ngao ở Đồng Châu (huyện Tiền Hải, Thái Bình) thường chọn thời điểm khi thủy triều xuống để bắt đầu công việc, thường từ sáng sớm hoặc xẩm chiều. Lúc này nắng không gay gắt và mát mẻ.Công cụ cào ngao đơn giản là chiếc sào có móc sắt, khi nào gặp vật cản hoặc nghe thấy tiếng kêu có nghĩa là đã chạm vào con ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Mỗi bãi ngao nuôi có thể rộng hết 300 hécta. Trung bình 1 buổi sáng, mỗi người dân cào được khoảng 5-10kg ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Mỗi buổi làm việc phụ thuộc hoàn toàn vào mực thủy triều lên xuống. Chỉ khi nước rút, các bãi nuôi ngao lộ ra, lúc ấy mọi công việc mới được bắt đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Những vất vả của người cào ngao thuê được đền đáp bằng bằng trăm, hàng ngàn con ngao trắng muốt vùi mình dưới lớp cát mịn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài mênh mông. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hoang sơ và bình dị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Ngày nay, thay vì cào ngao bằng phương pháp truyền thống, nhiều người đã chuyển sang khai thác ngao bằng cách phun nước trực tiếp lên bãi ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Những con ngao trắng ngần dần hiện lên dưới lớp cát, lúc này những người khai thác sẽ dùng lưới để quây rồi thu hoạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Dân cào ngao thuê phải làm việc sát nhau, cào ngao theo kiểu cuốn chiếu để không bị sót ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Mỗi bãi ngao sẽ được nuôi trong vòng 15 tháng sẽ bắt đầu tiến hành thu hoạch. Trung bình mỗi bãi ngao sau khi thả 10 tấn ngao giống sẽ cho thu hoạch 50 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Những chiếc thuyền chở ngao đậu im lìm, dập dềnh theo con lạch lớn tạo nên một khung cảnh thanh bình và thơ mộng trên cánh đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Đồng Châu không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Bóng dáng những người phụ nữ cào ngao trải dài trên cánh đồng ngao chắc chắn sẽ lưu lại trong mỗi người nhiều cảm xúc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người cào ngao ở Đồng Châu (huyện Tiền Hải, Thái Bình) thường chọn thời điểm khi thủy triều xuống để bắt đầu công việc, thường từ sáng sớm hoặc xẩm chiều. Lúc này nắng không gay gắt và mát mẻ.
Công cụ cào ngao đơn giản là chiếc sào có móc sắt, khi nào gặp vật cản hoặc nghe thấy tiếng kêu có nghĩa là đã chạm vào con ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi bãi ngao nuôi có thể rộng hết 300 hécta. Trung bình 1 buổi sáng, mỗi người dân cào được khoảng 5-10kg ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi buổi làm việc phụ thuộc hoàn toàn vào mực thủy triều lên xuống. Chỉ khi nước rút, các bãi nuôi ngao lộ ra, lúc ấy mọi công việc mới được bắt đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những vất vả của người cào ngao thuê được đền đáp bằng bằng trăm, hàng ngàn con ngao trắng muốt vùi mình dưới lớp cát mịn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài mênh mông. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hoang sơ và bình dị. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngày nay, thay vì cào ngao bằng phương pháp truyền thống, nhiều người đã chuyển sang khai thác ngao bằng cách phun nước trực tiếp lên bãi ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những con ngao trắng ngần dần hiện lên dưới lớp cát, lúc này những người khai thác sẽ dùng lưới để quây rồi thu hoạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dân cào ngao thuê phải làm việc sát nhau, cào ngao theo kiểu cuốn chiếu để không bị sót ngao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi bãi ngao sẽ được nuôi trong vòng 15 tháng sẽ bắt đầu tiến hành thu hoạch. Trung bình mỗi bãi ngao sau khi thả 10 tấn ngao giống sẽ cho thu hoạch 50 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những chiếc thuyền chở ngao đậu im lìm, dập dềnh theo con lạch lớn tạo nên một khung cảnh thanh bình và thơ mộng trên cánh đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đồng Châu không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Bóng dáng những người phụ nữ cào ngao trải dài trên cánh đồng ngao chắc chắn sẽ lưu lại trong mỗi người nhiều cảm xúc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)