Được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, chợ hoa Hàng Lược là ngôi chợ có truyền thống lâu đời nhất xứ Hà thành. Phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm, thường bắt đầu từ ngày Tết ông Công, ông Táo (23 âm lịch) và kết thúc là ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Ảnh: Anninhthudo.Chợ nằm trọn trong chiều dài của phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) cho đến một số góc phố nằm lân cận bao gồm Hàng Chai, Hàng Rươi, Hàng Mã, Hàng Đồng. Ảnh: Hanoimoi. Chợ hoa Hàng Lược là nơi tập trung của những bông hoa tươi, những cành đào, quất đẹp nhất... từ những làng hoa nổi tiếng như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng Bá… Mức giá của các loại hoa cũng rất đa dạng, dao động từ vài trăm cho đến cả triệu đồng. Ảnh: Hanoimoi.Không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, chợ hoa Hàng Lược còn thu hút đông đảo người dân tới dạo chơi, ngắm cảnh cảm nhận không khí đặc trưng của hồn xuân nơi phố cổ Hà Nội. Ảnh: Thethaovanhoa.Phiên chợ đồ cổ tại ngã năm Hàng Mã - Hàng Lược - Hàng Rươi (Hà Nội) chỉ họp mỗi năm một lần vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Mặt hàng chủ yếu là các đồ giả cổ được đúc bằng đồng khá tinh xảo. Ảnh: Petrotimes.Hàng nghìn món đồ được bày bán khiến cho khu chợ độc nhất vô nhị ở Hà Nội lúc nào cũng tấp nập người dừng chân. Ảnh: Petrotimes.Với những người Hà Nội, đi chợ đồ cổ những ngày cuối năm dường như là cái thú để hoài niệm về một không gian xưa. Ảnh: VOV.Chợ Cưới là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng Chạp. Ảnh: HanoimoiTrai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này. Ảnh: Dân Việt. Chợ lá dong Ngã ba ông Tạ là chợ bán lá dong lớn nhất Sài Gòn và chỉ tồn tại từ ngày 20 đến ngày 28 Tết. Ảnh: BaotintucNgười bán hàng tranh thủ bày bán các loại lá dong, lá chuối, dây lạt, khuôn bánh chưng và đủ tất cả các vật dụng để có thể gói các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét...Ảnh: BaotintucCả đoạn đường được phủ một màu xanh rì của lá dong khiến ai đi ngang qua cũng cảm nhận được không khí Tết đã đến rất gần. Ảnh: BaotintucVideo: Phiên chợ Tết yêu thương. Nguồn: VTV24
Được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, chợ hoa Hàng Lược là ngôi chợ có truyền thống lâu đời nhất xứ Hà thành. Phiên chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm, thường bắt đầu từ ngày Tết ông Công, ông Táo (23 âm lịch) và kết thúc là ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Ảnh: Anninhthudo.
Chợ nằm trọn trong chiều dài của phố Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) cho đến một số góc phố nằm lân cận bao gồm Hàng Chai, Hàng Rươi, Hàng Mã, Hàng Đồng. Ảnh: Hanoimoi.
Chợ hoa Hàng Lược là nơi tập trung của những bông hoa tươi, những cành đào, quất đẹp nhất... từ những làng hoa nổi tiếng như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng Bá… Mức giá của các loại hoa cũng rất đa dạng, dao động từ vài trăm cho đến cả triệu đồng. Ảnh: Hanoimoi.
Không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, chợ hoa Hàng Lược còn thu hút đông đảo người dân tới dạo chơi, ngắm cảnh cảm nhận không khí đặc trưng của hồn xuân nơi phố cổ Hà Nội. Ảnh: Thethaovanhoa.
Phiên chợ đồ cổ tại ngã năm Hàng Mã - Hàng Lược - Hàng Rươi (Hà Nội) chỉ họp mỗi năm một lần vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Mặt hàng chủ yếu là các đồ giả cổ được đúc bằng đồng khá tinh xảo. Ảnh: Petrotimes.
Hàng nghìn món đồ được bày bán khiến cho khu chợ độc nhất vô nhị ở Hà Nội lúc nào cũng tấp nập người dừng chân. Ảnh: Petrotimes.
Với những người Hà Nội, đi chợ đồ cổ những ngày cuối năm dường như là cái thú để hoài niệm về một không gian xưa. Ảnh: VOV.
Chợ Cưới là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc ở xã Tam Lộng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc họp vào ngày 25 tháng Chạp. Ảnh: Hanoimoi
Trai gái trong bản làng kéo tới đây rất đông, có cả bố mẹ hoặc ông bà đi theo để chứng kiến lời giao ước của họ. Họ có thể đã yêu nhau, hoặc đến chợ mới làm quen và tìm hiểu nhau. Nhiều lứa đôi đã nên vợ nên chồng ngay trong phiên chợ đặc biệt này. Ảnh: Dân Việt.
Chợ lá dong Ngã ba ông Tạ là chợ bán lá dong lớn nhất Sài Gòn và chỉ tồn tại từ ngày 20 đến ngày 28 Tết. Ảnh: Baotintuc
Người bán hàng tranh thủ bày bán các loại lá dong, lá chuối, dây lạt, khuôn bánh chưng và đủ tất cả các vật dụng để có thể gói các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh tét...Ảnh: Baotintuc
Cả đoạn đường được phủ một màu xanh rì của lá dong khiến ai đi ngang qua cũng cảm nhận được không khí Tết đã đến rất gần. Ảnh: Baotintuc
Video: Phiên chợ Tết yêu thương. Nguồn: VTV24