Liên tục hai năm qua, hàng loạt doanh nghiệp đổ xô đến khu sinh thái Măng Đen, huyện Konplong (Kon Tum) ấp ủ khát vọng làm giàu từ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.Ông Bùi Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, lý giải vùng đất này có lợi thế khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 16-20 độ C nên doanh nghiệp chọn nơi đây đầu tư dự án cà chua Sizhuka (Nhật Bản). "Chúng tôi đầu tư 4 tỷ làm ba nhà kính sản xuất trên diện tích 0,5 ha trồng giống cà chua sạch siêu trái này. Hiện trang trại đã cho thu hoạch khoảng 10 tấn quả đầu tiên", ông Hùng nói.Chị Ngô Phương Ly, cán bộ kỹ thuật công ty này, cho hay sau ba tháng trồng, giống cà chua Nhật này cho thu hoạch. Trung bình mỗi cây có hai nhánh đạt năng suất khoảng 12 kg quả. Theo thị trường hiện nay, mỗi kg cà chua Nhật bán cho các siêu thị 60.000 đồng.Công nhân thu hoạch cà chua sạch trong nhà kính ở Măng Đen.Sau khi thu hoạch, cà chua Sizhuka được đóng gói trong những hộp nhỏ đưa đi tiêu thụ ở các siêu thị trong nước. Doanh nghiệp này đã liên kết với đối tác Nhật Bản chuyển giao công nghệ và cam kết bao tiêu sản phẩm xuất khẩu trong tương lai gần.Ông Phạm Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen, cho hay sau nhiều năm thử nghiệm, cây ôn đới chịu lạnh như cà chua, dâu tây, súp lơ, một số loài hoa, đặc biệt là cây dược liệu, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nơi đây. "Chúng tôi đã chuyển giao 23 quy trình công nghệ trồng rau quả, cây dược liệu cho người dân, doanh nghiệp đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Măng Đen", vị giám đốc nói.Trang trại sâm dây và cây đương quy rộng 7 ha ở xã Đắk Long (huyện Kon Plông) của gia đình ông Hà Văn Đại.Từ một người buôn bán nhỏ cây dược liệu, năm 2000, vợ chồng ông Đại (ngụ Nghệ An) vào tỉnh Kon Tum lập nghiệp. Gom góp vốn liếng, mượn thêm từ bạn bè, năm 2013, ông đến vùng đất Măng Đen mua 7 ha đất rẫy phát dọn trồng cây sâm dây và đương quy.Ông mua củ sâm dây tự nhiên của đồng bào dân tộc Kadong, Mơ Nông (Kon Tum) đào được trong rừng mang về nhân giống.Trải qua nhiều lần thất bại, đến nay ông Đại đã gieo hạt nhân giống thành công giống sâm dây và cây đương quy với tỷ lệ ươm mầm đạt hơn 90%. "Năm ngoái, gia đình tôi thu hoạch bán ra thị trường khoảng 10 tấn củ và cây giống sâm dây, đương quy thu về hơn 1 tỷ đồng. Hiện trang trại tiếp tục nhân khoảng 2 triệu cây giống sâm dây và 30.000 cây giống đương quy bán ra thị trường", chủ trang trại thổ lộ.Cây dược liệu đương quy phát triển tốt ở Măng Đen. Theo các chuyên gia nông nghiệp, từ khi gieo hạt nảy mầm đến khoảng 2-3 năm sau có thể thu hoạch củ sâm dây và đương quy. Riêng cây sâm dây có thể tỉa bớt cành, lá bán cho các gia đình, nhà hàng chế biến món ăn giàu dinh dưỡng.Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở xã Đắk Long (huyện Kon Plông) có diện tích 170 ha. Địa phương này đang mở rộng diện tích phát triển rau, hoa, củ, quả xứ lạnh lên 3.000 ha để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào vùng du lịch sinh thái Măng Đen.
Liên tục hai năm qua, hàng loạt doanh nghiệp đổ xô đến khu sinh thái Măng Đen, huyện Konplong (Kon Tum) ấp ủ khát vọng làm giàu từ các dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Bùi Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen, lý giải vùng đất này có lợi thế khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 16-20 độ C nên doanh nghiệp chọn nơi đây đầu tư dự án cà chua Sizhuka (Nhật Bản). "Chúng tôi đầu tư 4 tỷ làm ba nhà kính sản xuất trên diện tích 0,5 ha trồng giống cà chua sạch siêu trái này. Hiện trang trại đã cho thu hoạch khoảng 10 tấn quả đầu tiên", ông Hùng nói.
Chị Ngô Phương Ly, cán bộ kỹ thuật công ty này, cho hay sau ba tháng trồng, giống cà chua Nhật này cho thu hoạch. Trung bình mỗi cây có hai nhánh đạt năng suất khoảng 12 kg quả. Theo thị trường hiện nay, mỗi kg cà chua Nhật bán cho các siêu thị 60.000 đồng.
Công nhân thu hoạch cà chua sạch trong nhà kính ở Măng Đen.
Sau khi thu hoạch, cà chua Sizhuka được đóng gói trong những hộp nhỏ đưa đi tiêu thụ ở các siêu thị trong nước. Doanh nghiệp này đã liên kết với đối tác Nhật Bản chuyển giao công nghệ và cam kết bao tiêu sản phẩm xuất khẩu trong tương lai gần.
Ông Phạm Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen, cho hay sau nhiều năm thử nghiệm, cây ôn đới chịu lạnh như cà chua, dâu tây, súp lơ, một số loài hoa, đặc biệt là cây dược liệu, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nơi đây. "Chúng tôi đã chuyển giao 23 quy trình công nghệ trồng rau quả, cây dược liệu cho người dân, doanh nghiệp đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Măng Đen", vị giám đốc nói.
Trang trại sâm dây và cây đương quy rộng 7 ha ở xã Đắk Long (huyện Kon Plông) của gia đình ông Hà Văn Đại.
Từ một người buôn bán nhỏ cây dược liệu, năm 2000, vợ chồng ông Đại (ngụ Nghệ An) vào tỉnh Kon Tum lập nghiệp. Gom góp vốn liếng, mượn thêm từ bạn bè, năm 2013, ông đến vùng đất Măng Đen mua 7 ha đất rẫy phát dọn trồng cây sâm dây và đương quy.
Ông mua củ sâm dây tự nhiên của đồng bào dân tộc Kadong, Mơ Nông (Kon Tum) đào được trong rừng mang về nhân giống.
Trải qua nhiều lần thất bại, đến nay ông Đại đã gieo hạt nhân giống thành công giống sâm dây và cây đương quy với tỷ lệ ươm mầm đạt hơn 90%. "Năm ngoái, gia đình tôi thu hoạch bán ra thị trường khoảng 10 tấn củ và cây giống sâm dây, đương quy thu về hơn 1 tỷ đồng. Hiện trang trại tiếp tục nhân khoảng 2 triệu cây giống sâm dây và 30.000 cây giống đương quy bán ra thị trường", chủ trang trại thổ lộ.
Cây dược liệu đương quy phát triển tốt ở Măng Đen. Theo các chuyên gia nông nghiệp, từ khi gieo hạt nảy mầm đến khoảng 2-3 năm sau có thể thu hoạch củ sâm dây và đương quy. Riêng cây sâm dây có thể tỉa bớt cành, lá bán cho các gia đình, nhà hàng chế biến món ăn giàu dinh dưỡng.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở xã Đắk Long (huyện Kon Plông) có diện tích 170 ha. Địa phương này đang mở rộng diện tích phát triển rau, hoa, củ, quả xứ lạnh lên 3.000 ha để tiếp tục kêu gọi đầu tư vào vùng du lịch sinh thái Măng Đen.