Cây chùm ngây có khá nhiều tên gọi khác nhau: Ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống... còn tên khoa học của nó là Moringa oleifera, một loài thực vật thân gỗ. Chùm ngây được ví là một trong những cây "thần dược" bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp, giàu đạm. Cũng như một số loại rau khác, lá chùm ngây được sử dụng để chế biến làm thức ăn với nhiều món khác nhau, như nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông... có mùi vị tương tự rau ngót; hoặc trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng.Nhiều công dụng là vậy, thế nhưng ở đảo Bé, chùm ngây được người dân trồng và mọc tự nhiên nhiều vô số kể, nhất là ở bờ, bụi xung quanh các đám ruộng với mục đích che chắn gió cho hành, tỏi... Bà Nguyễn Thị Lợi (56 tuổi), người dân ở đây cho biết: "Không biết ai đưa loại cây này về trồng hay nó mọc tự nhiên... thế nhưng từ khi tôi còn bé tí xíu đã thấy có cây chùm ngây rồi".Do đặc điểm là thân gỗ, chịu được mặn, sinh trưởng tốt ở vùng đất pha vôi... cho nên chùm ngây được người dân đảo Bé trồng nhân rộng ở xung quanh bờ ruộng để chắn gió cho cây trồng chính nơi đây là tỏi, hành. "Thỉnh thoảng một số gia đình vẫn ra hái lá về để nấu canh ăn. Còn chuyện hái bán thì gần như không. Bởi lẽ nó mọc quá nhiều và cũng chẳng thấy ai hỏi mua", chị Võ Thị Lan (31 tuổi) bộc bạch.Cây chùm ngây trồng tại Lý Sơn khoảng 1 năm tuổi có chiều cao 3-5m, với đường kính của thân từ 8-10 cm. Không ít cây lâu năm cao cả chục mét. Hoa chùm ngây màu trắng sữa, có cuống, hình dạng giống như hoa đậu. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh. Hạt bên trong màu đen, tròn có 3 cạnh, to cỡ như hạt đậu Hà Lan.Cùng với trái dài treo lủng lẳng, hoa chùm ngây nở trắng cả một góc bờ.
Cây chùm ngây có khá nhiều tên gọi khác nhau: Ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống... còn tên khoa học của nó là Moringa oleifera, một loài thực vật thân gỗ. Chùm ngây được ví là một trong những cây "thần dược" bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp, giàu đạm. Cũng như một số loại rau khác, lá chùm ngây được sử dụng để chế biến làm thức ăn với nhiều món khác nhau, như nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông... có mùi vị tương tự rau ngót; hoặc trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng.
Nhiều công dụng là vậy, thế nhưng ở đảo Bé, chùm ngây được người dân trồng và mọc tự nhiên nhiều vô số kể, nhất là ở bờ, bụi xung quanh các đám ruộng với mục đích che chắn gió cho hành, tỏi... Bà Nguyễn Thị Lợi (56 tuổi), người dân ở đây cho biết: "Không biết ai đưa loại cây này về trồng hay nó mọc tự nhiên... thế nhưng từ khi tôi còn bé tí xíu đã thấy có cây chùm ngây rồi".
Do đặc điểm là thân gỗ, chịu được mặn, sinh trưởng tốt ở vùng đất pha vôi... cho nên chùm ngây được người dân đảo Bé trồng nhân rộng ở xung quanh bờ ruộng để chắn gió cho cây trồng chính nơi đây là tỏi, hành. "Thỉnh thoảng một số gia đình vẫn ra hái lá về để nấu canh ăn. Còn chuyện hái bán thì gần như không. Bởi lẽ nó mọc quá nhiều và cũng chẳng thấy ai hỏi mua", chị Võ Thị Lan (31 tuổi) bộc bạch.
Cây chùm ngây trồng tại Lý Sơn khoảng 1 năm tuổi có chiều cao 3-5m, với đường kính của thân từ 8-10 cm. Không ít cây lâu năm cao cả chục mét. Hoa chùm ngây màu trắng sữa, có cuống, hình dạng giống như hoa đậu. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh. Hạt bên trong màu đen, tròn có 3 cạnh, to cỡ như hạt đậu Hà Lan.
Cùng với trái dài treo lủng lẳng, hoa chùm ngây nở trắng cả một góc bờ.