Làng nghề làm bánh kẹo ở Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) bắt đầu bán bánh Trung thu từ tháng 7 nhưng càng gần dịp Tết Trung thu, càng ít khách ghé thăm. “Lượng khách năm nay còn ít hơn cả đợt dịch năm ngoái. Số lượng bán bán ra nhỏ giọt, gia đình tôi không dám làm nhiều”, chị Ngân (chủ cơ sở) nói.Các ki-ốt bán bánh Trung thu ở các vỉa hè thủ đô cũng trong cảnh đìu hiu cả ngày. Tại ngã tư gần chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), nhân viên bán hàng cho biết, trung bình họ chỉ bán được 2-3 hộp bánh mỗi ngày thời điểm này.Việt Anh (20 tuổi, nhân viên chi nhánh) cho biết, lượng khách rải rác vào nhiều khung giờ khác nhau trong ngày. Đa số mọi người mua để đi biếu. Giá bán lẻ 60.000 đồng/cái, cao hơn với năm trước do nguyên liệu đầu vào tăng. Khách mua cả hộp giá dao động từ 300.000 - 2,5 triệu đồng.Một thương hiệu quen thuộc cũng chỉ lác đác vài khách ghé mua, trong hơn nửa tiếng phóng viên có mặt tại đây.“Một tuần trở lại đây, lượng khách nhiều hơn so với thời gian đầu mở hàng. Mỗi ngày cửa hàng có gần 10 người ghé qua. Đa số khách là những người có tuổi vì họ thích hương vị truyền thống. Hy vọng mấy hôm nữa chúng tôi sẽ bán nhiều hơn”, Thúy Vân (nhân viên), chia sẻ.Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) là tuyến phố có nhiều cửa hàng bán bánh Trung thu truyền thống. Năm nay các cơ sở kinh doanh tại đây vắng vẻ khách hơn so với cùng thời điểm này các năm trước.Tuy vậy, cũng có cửa hàng bánh Trung thu ở phố này tấp nập khách ra vào hơn so với các tiệm khác ở gần đó. Cảnh này diễn ra từ chiều tới tối.Tại cửa hàng này, loại bánh sử dụng nhân truyền thống có giá từ 25.000 đến 50.000 đồng. Hạn sử dụng trong 5 ngày đối với bánh dẻo, còn bánh nướng là 10 ngày.Hai bạn Nhung và Hoài đi từ Cầu Giấy lên Thụy Khuê (gần 7km) để mua 4 chiếc bánh nướng.Chị Vũ Thị Thủy (chủ cửa hàng) cho biết so với hai đợt dịch bệnh, năm nay việc kinh doanh có tín hiệu tốt hơn. "Hiện nay, mọi người chủ yếu mua về để gia đình thưởng thức. Sát dịp Trung thu, tôi nghĩ lượng khách sẽ đông hơn”, chị nói.
Làng nghề làm bánh kẹo ở Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) bắt đầu bán bánh Trung thu từ tháng 7 nhưng càng gần dịp Tết Trung thu, càng ít khách ghé thăm. “Lượng khách năm nay còn ít hơn cả đợt dịch năm ngoái. Số lượng bán bán ra nhỏ giọt, gia đình tôi không dám làm nhiều”, chị Ngân (chủ cơ sở) nói.
Các ki-ốt bán bánh Trung thu ở các vỉa hè thủ đô cũng trong cảnh đìu hiu cả ngày. Tại ngã tư gần chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), nhân viên bán hàng cho biết, trung bình họ chỉ bán được 2-3 hộp bánh mỗi ngày thời điểm này.
Việt Anh (20 tuổi, nhân viên chi nhánh) cho biết, lượng khách rải rác vào nhiều khung giờ khác nhau trong ngày. Đa số mọi người mua để đi biếu. Giá bán lẻ 60.000 đồng/cái, cao hơn với năm trước do nguyên liệu đầu vào tăng. Khách mua cả hộp giá dao động từ 300.000 - 2,5 triệu đồng.
Một thương hiệu quen thuộc cũng chỉ lác đác vài khách ghé mua, trong hơn nửa tiếng phóng viên có mặt tại đây.
“Một tuần trở lại đây, lượng khách nhiều hơn so với thời gian đầu mở hàng. Mỗi ngày cửa hàng có gần 10 người ghé qua. Đa số khách là những người có tuổi vì họ thích hương vị truyền thống. Hy vọng mấy hôm nữa chúng tôi sẽ bán nhiều hơn”, Thúy Vân (nhân viên), chia sẻ.
Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) là tuyến phố có nhiều cửa hàng bán bánh Trung thu truyền thống. Năm nay các cơ sở kinh doanh tại đây vắng vẻ khách hơn so với cùng thời điểm này các năm trước.
Tuy vậy, cũng có cửa hàng bánh Trung thu ở phố này tấp nập khách ra vào hơn so với các tiệm khác ở gần đó. Cảnh này diễn ra từ chiều tới tối.
Tại cửa hàng này, loại bánh sử dụng nhân truyền thống có giá từ 25.000 đến 50.000 đồng. Hạn sử dụng trong 5 ngày đối với bánh dẻo, còn bánh nướng là 10 ngày.
Hai bạn Nhung và Hoài đi từ Cầu Giấy lên Thụy Khuê (gần 7km) để mua 4 chiếc bánh nướng.
Chị Vũ Thị Thủy (chủ cửa hàng) cho biết so với hai đợt dịch bệnh, năm nay việc kinh doanh có tín hiệu tốt hơn. "Hiện nay, mọi người chủ yếu mua về để gia đình thưởng thức. Sát dịp Trung thu, tôi nghĩ lượng khách sẽ đông hơn”, chị nói.