Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn ra vịnh Bái Tử Long và cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km.Theo ông Nguyễn Văn Định, nguyên Phó trưởng Ban quản lý Cảng Cái Rồng, những năm 70-80 của thế kỷ trước, người dân Vân Đồn bắt đầu đặt những viên đá đầu tiên xây dựng cảng, để tàu bè tiện đi lại đến các đảo. Khi đó, dân công của cả huyện đảo Vân Đồn được huy động để đắp một cầu cảng thô sơ bằng đá hộc.Đến năm 1993, Nhà nước bắt đầu có chủ trương xây dựng cảng Cái Rồng với cầu cảng kiên cố. Cầu cảng dài 108 m, rộng 6 m, tổng diện tích vùng nước cảng là 2.200 m2.Theo Ban quản lý Cảng Cái Rồng, hiện tại đây là nơi xuất bến của 80 tàu khách đi các đảo lớn của của tỉnh Quảng Ninh, như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi... Trung bình hàng năm có khoảng gần 1 triệu lượt khách trung chuyển qua cảng.Cảng còn là nơi neo đậu của hàng trăm tàu cá lớn nhỏ của huyện Vân Đồn. Theo tính toán, có khoảng 40 tàu cá trọng tải từ 15-20 tấn đánh bắt xa bờ, khoảng 100 tàu 5-10 tấn cùng nhiều tàu vãng lai thường xuyên ra vào bến cảng. Vùng nước lân cận của Cảng Cái Rồng còn là nơi neo đậu của hàng trăm bè nuôi cá, hải sản.Bến cảng tấp nập tàu thuyền đánh bắt hải sản tập kết về suốt từ sáng đến tối khuya. Từ đây, hải sản được vận chuyển đi nhiều vùng trên cả nước tiêu thụ. Trong khi đó, bến tàu khách chủ yếu tấp nập vào mùa du lịch biển. Thời gian còn lại trong năm vận chuyển nhu yếu phẩm và vật liệu xây dựng từ đất liền ra các đảo.Vân Đồn nổi tiếng với trữ lượng hải sản lớn và nhiều loại quý như cù kỳ, ruốc, hải sâm, hàu...Ban quản lý Cảng Cái Rồng cho biết Cảng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển của huyện đảo Vân Đồn nói riêng và cả tỉnh Quảng Ninh nói chung.Việc kinh doanh hậu cần nghề cá trong khu vực cảng cũng diễn ra tấp nập và sôi động. Các nghề chính như cung cấp ngư cụ, đá công nghiệp, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tàu thuyền đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở đây.Khu vực lân cận còn có hàng trăm hộ dân sinh sống trên các bè nổi hoặc tàu thuyền. Họ sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản, một số làm thuê cho các tàu đánh cá lớn, số còn lại làm hậu cần nghề cá.Trao đổi với Zing.vn, ông Đặng Ngọc Thiết, Trưởng Ban quản lý cảng Cái Rồng, cho biết với định hướng phát triển ngành du lịch, tầm nhìn đưa Vân Đồn trở thành đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt, Cảng Cái Rồng sẽ được mở rộng trong tương lai. Cảng sẽ được đầu tư mang tầm quốc tế và khu vực. Dự kiến nhà chờ dành cho hành khách rộng khoảng 1.500 m2 sẽ được xây dựng trong thời gian tới.Tầm nhìn 2020-2025, Cảng Cái Rồng phấn đấu đón hàng triệu lượt khách/năm. Nhà chờ được xây dựng như một nhà ga sân bay thu nhỏ với các phân khu riêng biệt. Việc nạo vét vùng nước cảng sẽ được thực hiện để đón các tàu trọng tải lớn hơn, cũng như thuận tiện cho việc đi lại.Vị trí Cảng Cái Rồng.
Cảng Cái Rồng nằm ở phía đông thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn ra vịnh Bái Tử Long và cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km.
Theo ông Nguyễn Văn Định, nguyên Phó trưởng Ban quản lý Cảng Cái Rồng, những năm 70-80 của thế kỷ trước, người dân Vân Đồn bắt đầu đặt những viên đá đầu tiên xây dựng cảng, để tàu bè tiện đi lại đến các đảo. Khi đó, dân công của cả huyện đảo Vân Đồn được huy động để đắp một cầu cảng thô sơ bằng đá hộc.
Đến năm 1993, Nhà nước bắt đầu có chủ trương xây dựng cảng Cái Rồng với cầu cảng kiên cố. Cầu cảng dài 108 m, rộng 6 m, tổng diện tích vùng nước cảng là 2.200 m2.
Theo Ban quản lý Cảng Cái Rồng, hiện tại đây là nơi xuất bến của 80 tàu khách đi các đảo lớn của của tỉnh Quảng Ninh, như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi... Trung bình hàng năm có khoảng gần 1 triệu lượt khách trung chuyển qua cảng.
Cảng còn là nơi neo đậu của hàng trăm tàu cá lớn nhỏ của huyện Vân Đồn. Theo tính toán, có khoảng 40 tàu cá trọng tải từ 15-20 tấn đánh bắt xa bờ, khoảng 100 tàu 5-10 tấn cùng nhiều tàu vãng lai thường xuyên ra vào bến cảng. Vùng nước lân cận của Cảng Cái Rồng còn là nơi neo đậu của hàng trăm bè nuôi cá, hải sản.
Bến cảng tấp nập tàu thuyền đánh bắt hải sản tập kết về suốt từ sáng đến tối khuya. Từ đây, hải sản được vận chuyển đi nhiều vùng trên cả nước tiêu thụ. Trong khi đó, bến tàu khách chủ yếu tấp nập vào mùa du lịch biển. Thời gian còn lại trong năm vận chuyển nhu yếu phẩm và vật liệu xây dựng từ đất liền ra các đảo.
Vân Đồn nổi tiếng với trữ lượng hải sản lớn và nhiều loại quý như cù kỳ, ruốc, hải sâm, hàu...
Ban quản lý Cảng Cái Rồng cho biết Cảng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển của huyện đảo Vân Đồn nói riêng và cả tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Việc kinh doanh hậu cần nghề cá trong khu vực cảng cũng diễn ra tấp nập và sôi động. Các nghề chính như cung cấp ngư cụ, đá công nghiệp, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị tàu thuyền đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở đây.
Khu vực lân cận còn có hàng trăm hộ dân sinh sống trên các bè nổi hoặc tàu thuyền. Họ sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản, một số làm thuê cho các tàu đánh cá lớn, số còn lại làm hậu cần nghề cá.
Trao đổi với Zing.vn, ông Đặng Ngọc Thiết, Trưởng Ban quản lý cảng Cái Rồng, cho biết với định hướng phát triển ngành du lịch, tầm nhìn đưa Vân Đồn trở thành đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt, Cảng Cái Rồng sẽ được mở rộng trong tương lai. Cảng sẽ được đầu tư mang tầm quốc tế và khu vực. Dự kiến nhà chờ dành cho hành khách rộng khoảng 1.500 m2 sẽ được xây dựng trong thời gian tới.
Tầm nhìn 2020-2025, Cảng Cái Rồng phấn đấu đón hàng triệu lượt khách/năm. Nhà chờ được xây dựng như một nhà ga sân bay thu nhỏ với các phân khu riêng biệt. Việc nạo vét vùng nước cảng sẽ được thực hiện để đón các tàu trọng tải lớn hơn, cũng như thuận tiện cho việc đi lại.
Vị trí Cảng Cái Rồng.