Từ nhiều năm trước, PV GAS đã bắt đầu quá trình chuyển đổi xanh sang các loại năng lượng ít phát thải hơn tới môi trường. PV GAS là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam xây dựng tổ hợp kho chứa LNG gồm bồn chứa, đường ống dẫn, cầu cảng nhận, trục bơm, khu vực tái hóa … Dự án kho chứa LNG Thị Vải nằm ở Khu công nghiệp Cái Mép (Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu), cách không xa Cảng quốc tế Cái Mép.Dự án nằm ở vị trí thuận lợi với luồng hàng hải sôi động Cái Mép - Thị Vải, phù hợp với việc tiếp nhận các tàu chở khí LNG. Từ đây cũng có thể dễ dàng cung ứng khí cho các tổ hợp nhiệt điện khí nằm bên trong nội địa hoặc phục vụ nhu cầu của xã hội. Trước khi xây dựng, việc cấp phép luồng hàng hải với tàu chở LNG cũng lần đầu tiên được tiến hành với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông hàng hải.Dự án kho chứa LNG Thị Vải được khởi công từ tháng 10/2019, áp dụng nhiều kỹ thuật thi công hiện đại nhất. Bồn chứa là hạng mục phức tạp nhất và lần đầu tiên thi công ở Việt Nam. Bồn được xây dựng bằng bê tông dự ứng lực, chiều cao trên 38 m, đường kính 80 m, chịu được nhiệt độ chứa LNG hóa lỏng tối đa bên trong là -170 độ C. Quá trình thi công trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch Covid-19 năm 2020-2021. Có thời điểm, hàng nghìn công nhân vẫn tiếp tục khi công trong điều kiện phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.Tổng thầu dự án là Samsung C&T với nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình tương tự trên thế giới. Toàn bộ vật liệu và trang thiết bị phục vụ cho dự án đều là công nghệ tối tân và tiên tiến nhất, chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực. Bồn chứa LNG đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như API 625, API 620 App Q, ACI 736M-11… PV GAS cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện nay được Bộ Công Thương cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG” vào ngày 5/5/2023.Một hạng mục quan trọng khác là cầu cảng tiếp nhận các tàu chở LNG. Tại đây có hệ thống trục bơm và đường ống dẫn LNG vào bồn chứa.Theo thiết kế, Kho cảng LNG Thị Vải có khả năng tiếp nhận được tàu vận chuyển LNG trọng tải lên đến 85.000 tấn hàng.Các trục bơm có công suất tối đa là 11.000 m3 mỗi giờ. Theo kế hoạch, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, gần 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang (Indonesia) đến kho cảng LNG Thị Vải sẽ được chuyên chở trên tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp, dung tích chứa khoảng 174.000 m3).Tổng công ty Khí Việt Nam cho biết cơ sở hạ tầng về LNG sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai. Riêng dự án Kho chứa LNG Thị Vải sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1,4 tỷ m3 khí cấp cho các khách hàng tiêu thụ gồm: nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, các khách hàng công nghiệp và bù đắp một phần cho lượng khí thiếu hụt trong nước sau năm 2022.PV GAS cho biết dự án được xây dựng nhằm đảm bảo duy trì cung cấp khí cho các khách hàng hiện hữu và các dự án nhà máy điện mới theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” đã được Thủ tướng phê duyệt.Theo kế hoạch của PV GAS, kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến lên đến 10 triệu tấn LNG/năm. Trong đó, PV GAS là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số.Toàn bộ quá trình nhập hàng, bơm LNG vào bồn chứa, tái hóa khí, vận chuyển cho các khách hàng… đều được theo dõi và điều khiển tại trung tâm điều hành với các trang thiết bị hiện đại.Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (chiếm khoảng 85-95%), trong suốt, không mùi và không màu, được sản xuất bằng cách làm lạnh sâu khí thiên nhiên ở nhiệt độ khoảng -162 độ C để chuyển sang thể lỏng. Khi chuyển sang trạng thái lỏng, thể tích của LNG giảm khoảng 600 lần so với dạng khí và có khối lượng riêng chỉ bằng 1/2 tỷ trọng của nước.LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% lượng khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ; không thải ra muội, bụi và chỉ sinh ra một lượng không đáng kể khí SO2. Điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. Việc xây dựng Kho chứa LNG Thị Vải là một trong những bước đi chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh mà PV GAS đang hướng tới.
Từ nhiều năm trước, PV GAS đã bắt đầu quá trình chuyển đổi xanh sang các loại năng lượng ít phát thải hơn tới môi trường. PV GAS là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam xây dựng tổ hợp kho chứa LNG gồm bồn chứa, đường ống dẫn, cầu cảng nhận, trục bơm, khu vực tái hóa … Dự án kho chứa LNG Thị Vải nằm ở Khu công nghiệp Cái Mép (Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu), cách không xa Cảng quốc tế Cái Mép.
Dự án nằm ở vị trí thuận lợi với luồng hàng hải sôi động Cái Mép - Thị Vải, phù hợp với việc tiếp nhận các tàu chở khí LNG. Từ đây cũng có thể dễ dàng cung ứng khí cho các tổ hợp nhiệt điện khí nằm bên trong nội địa hoặc phục vụ nhu cầu của xã hội. Trước khi xây dựng, việc cấp phép luồng hàng hải với tàu chở LNG cũng lần đầu tiên được tiến hành với quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông hàng hải.
Dự án kho chứa LNG Thị Vải được khởi công từ tháng 10/2019, áp dụng nhiều kỹ thuật thi công hiện đại nhất. Bồn chứa là hạng mục phức tạp nhất và lần đầu tiên thi công ở Việt Nam. Bồn được xây dựng bằng bê tông dự ứng lực, chiều cao trên 38 m, đường kính 80 m, chịu được nhiệt độ chứa LNG hóa lỏng tối đa bên trong là -170 độ C. Quá trình thi công trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch Covid-19 năm 2020-2021. Có thời điểm, hàng nghìn công nhân vẫn tiếp tục khi công trong điều kiện phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Tổng thầu dự án là Samsung C&T với nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình tương tự trên thế giới. Toàn bộ vật liệu và trang thiết bị phục vụ cho dự án đều là công nghệ tối tân và tiên tiến nhất, chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực. Bồn chứa LNG đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như API 625, API 620 App Q, ACI 736M-11… PV GAS cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện nay được Bộ Công Thương cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG” vào ngày 5/5/2023.
Một hạng mục quan trọng khác là cầu cảng tiếp nhận các tàu chở LNG. Tại đây có hệ thống trục bơm và đường ống dẫn LNG vào bồn chứa.
Theo thiết kế, Kho cảng LNG Thị Vải có khả năng tiếp nhận được tàu vận chuyển LNG trọng tải lên đến 85.000 tấn hàng.
Các trục bơm có công suất tối đa là 11.000 m3 mỗi giờ. Theo kế hoạch, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, gần 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang (Indonesia) đến kho cảng LNG Thị Vải sẽ được chuyên chở trên tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp, dung tích chứa khoảng 174.000 m3).
Tổng công ty Khí Việt Nam cho biết cơ sở hạ tầng về LNG sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai. Riêng dự án Kho chứa LNG Thị Vải sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1,4 tỷ m3 khí cấp cho các khách hàng tiêu thụ gồm: nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, các khách hàng công nghiệp và bù đắp một phần cho lượng khí thiếu hụt trong nước sau năm 2022.
PV GAS cho biết dự án được xây dựng nhằm đảm bảo duy trì cung cấp khí cho các khách hàng hiện hữu và các dự án nhà máy điện mới theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” đã được Thủ tướng phê duyệt.
Theo kế hoạch của PV GAS, kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến lên đến 10 triệu tấn LNG/năm. Trong đó, PV GAS là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số.
Toàn bộ quá trình nhập hàng, bơm LNG vào bồn chứa, tái hóa khí, vận chuyển cho các khách hàng… đều được theo dõi và điều khiển tại trung tâm điều hành với các trang thiết bị hiện đại.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (chiếm khoảng 85-95%), trong suốt, không mùi và không màu, được sản xuất bằng cách làm lạnh sâu khí thiên nhiên ở nhiệt độ khoảng -162 độ C để chuyển sang thể lỏng. Khi chuyển sang trạng thái lỏng, thể tích của LNG giảm khoảng 600 lần so với dạng khí và có khối lượng riêng chỉ bằng 1/2 tỷ trọng của nước.
LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% lượng khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ; không thải ra muội, bụi và chỉ sinh ra một lượng không đáng kể khí SO2. Điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. Việc xây dựng Kho chứa LNG Thị Vải là một trong những bước đi chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh mà PV GAS đang hướng tới.