Làng nghề Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) nổi tiếng với nghề làm hoa giấy từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hơn 10 năm nay, người dân 3 khu phố Mật Sơn 1, Mật Sơn 2 và Mật Sơn 3 còn làm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ Tết Trung thu.Vào những ngày cận tết Trung thu, người dân ở đây đang phải "chạy nước rút" hoàn thiện những sản phẩm cho các đơn đặt hàng.Đèn ông sao, đèn kéo quân đủ loại kích cỡ được người dân Mật Sơn hối hả chuẩn bị. Được biết, toàn phường Đông Vệ hiện có hơn 100 hộ dân thuộc các phố Mật Sơn 1,2,3 gắn bó với nghề truyền thống.Ngoài việc phải lựa chọn kỹ càng về nguyên liệu là cây nứa bánh tẻ có độ dẻo dai, bền chắc để làm đèn ông sao, đèn kéo quân. Những chiếc đèn ở đây còn được trang trí bắt mắt, hấp dẫn thị hiếu của người tiêu dùng.Mọi công đoạn đều làm thủ công nên người thợ phải rất kỳ công. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa đèn lồng thủ công với những chiếc lồng đèn xếp công nghiệp đang bán rất nhiều trên thị trường hiện nay.Điểm nhấn trên mỗi chiếc đèn chính là những hình vẽ hết sức sinh động, mang nhiều ý nghĩa.Theo người dân ở đây cho biết, vẫn ưu tiên hình Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, bên cạnh đó là hình ảnh cây đa, chú Cuội, chị Hằng khi làm đèn ông sao, đèn kéo quân. Đó là cách nhắc nhở khéo léo về lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc.Những chiếc đèn lồng làng Mật Sơn không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn được bán cho các tỉnh lân cận. Đèn lồng loại nhỏ được bán với giá 100.000 đồng, loại to (khoảng từ 2,5m-4m) có giá 500.000 - 1.000.000 đồng."Năm nay lượng hàng sản xuất ra ít hơn các năm trước. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn công nghiệp giá thành rẻ được bày bán, đó cũng là một trong những khó khăn mà những người làm đèn thủ công như người dân ở đây đang gặp phải", ông Hùng (phố Mật Sơn 2, TP Thanh Hóa) chia sẻ.
Làng nghề Mật Sơn (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) nổi tiếng với nghề làm hoa giấy từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hơn 10 năm nay, người dân 3 khu phố Mật Sơn 1, Mật Sơn 2 và Mật Sơn 3 còn làm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ Tết Trung thu.
Vào những ngày cận tết Trung thu, người dân ở đây đang phải "chạy nước rút" hoàn thiện những sản phẩm cho các đơn đặt hàng.
Đèn ông sao, đèn kéo quân đủ loại kích cỡ được người dân Mật Sơn hối hả chuẩn bị. Được biết, toàn phường Đông Vệ hiện có hơn 100 hộ dân thuộc các phố Mật Sơn 1,2,3 gắn bó với nghề truyền thống.
Ngoài việc phải lựa chọn kỹ càng về nguyên liệu là cây nứa bánh tẻ có độ dẻo dai, bền chắc để làm đèn ông sao, đèn kéo quân. Những chiếc đèn ở đây còn được trang trí bắt mắt, hấp dẫn thị hiếu của người tiêu dùng.
Mọi công đoạn đều làm thủ công nên người thợ phải rất kỳ công. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa đèn lồng thủ công với những chiếc lồng đèn xếp công nghiệp đang bán rất nhiều trên thị trường hiện nay.
Điểm nhấn trên mỗi chiếc đèn chính là những hình vẽ hết sức sinh động, mang nhiều ý nghĩa.
Theo người dân ở đây cho biết, vẫn ưu tiên hình Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, bên cạnh đó là hình ảnh cây đa, chú Cuội, chị Hằng khi làm đèn ông sao, đèn kéo quân. Đó là cách nhắc nhở khéo léo về lịch sử, truyền thống, văn hóa dân tộc.
Những chiếc đèn lồng làng Mật Sơn không chỉ được tiêu thụ ở địa phương mà còn được bán cho các tỉnh lân cận. Đèn lồng loại nhỏ được bán với giá 100.000 đồng, loại to (khoảng từ 2,5m-4m) có giá 500.000 - 1.000.000 đồng.
"Năm nay lượng hàng sản xuất ra ít hơn các năm trước. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn công nghiệp giá thành rẻ được bày bán, đó cũng là một trong những khó khăn mà những người làm đèn thủ công như người dân ở đây đang gặp phải", ông Hùng (phố Mật Sơn 2, TP Thanh Hóa) chia sẻ.