Ca cao tươi đang trở thành "cơn sốt" với người Hà thành vì có thể dầm sữa đá, ăn xong hạt lại có thể đem ủ lên mem, phơi khô rồi rang chín làm bột ca cao pha nước uống… Bên cạnh đó, giá thành của chúng lại khá rẻ chỉ khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg.Trái ca cao chín sẽ có màu vàng hoặc vàng cam, đỏ nhìn rất hấp dẫn.Sau khi chín ca cao được thu hoạch và mang tới các đầu mối tiểu thương.Nhiều người chỉ biết đến ca cao dưới dạng hạt khô, bột để làm socola hay làm đồ uống. Tuy nhiên, sau khi biết ca cao tươi cũng có thể dùng để dầm sữa đá lại có vị thơm, ngọt nên đã tìm mua.Thịt của ca cao trắng bám lấy hạt, ăn có vị chua ngọt (nghiêng về ngọt) khá giống với mãng cầu xiêm, nhưng ăn ca cao thì thơm hơn rất nhiều khiến nhiều người thích thú.Theo nhiều người từng thưởng thức ca cao tươi dầm sữa đá, loại quả này tương đối rẻ, mua theo quả tầm 20.000-25.000 đồng/quả nặng tầm 400-500 gram/quả, còn mua theo cân giá tầm 35.000 - 40.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả về làm được một cốc ca cao dầm sữa đá đầy. Lúc ăn xong hạt đem ủ lên men, phơi khô rồi rang thơm lên làm bột ca cao cất, thỉnh thoảng thích đem pha làm ly ca cao nóng uống. Tính ra rất rẻ mà lại ngon.Ngoài ra, ca cao tươi còn có thể dầm với các loại hoa quả khác như: Lê, táo, thanh long, dưa hấu với sữa tạo nên một đố uống rất ngon.Nhiều người ăn xong còn gom hạt ủ men, phơi khô để làm bột ca cao uống dần. Hơi phức tạp nhưng thành phẩm bột ca cao làm ra uống ngon mà lại tiết kiệm, đỡ lãng phí.Theo một số tiểu thương, ca cao là loại quả được trồng khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Những năm trước, quả ca cao thu hoạch thường được đem xuất khẩu, nhưng năm nay ca cao được mùa, người dân lại mở rộng diện tích trồng nên nguồn cung dồi dào, theo đó, ngoài xuất khẩu, ca cao tươi giờ cũng được bày bán trên thị trường nhiều hơn.Đây là loại quả rất phổ biến với người Tây Nguyên hay miền Nam và ca cao dầm sữa đá cũng không còn quá lạ. Nhưng, ở Hà Nội thì đây là món ăn tương đối mới mẻ lại ngon, rẻ khiến mọi người thích thú và tìm mua. Đến bây giờ ca cao tươi đã thực sự trở thành cơn sốt, được người dân Hà thành mua về ăn rất nhiều. Các tiểu thương buôn quả này đều cho biết, ca cao tươi bán rất chạy, ra đến đâu bán hết đến đó và liên tục cháy hàng.Hiện giờ cứ 3 ngày về hàng một lần, mỗi lần khoảng 5 tạ ca cao. Tuy nhiên, số lượng này chỉ đủ trả đơn hàng cho các khách đã đặt trước, hầu như không có dư ra để bày bán tại cửa khách nên khách muốn ăn thường phải đặt trước từ 2-3 ngày, một tiểu thương chia sẻ.Loại quả này dễ ăn nhưng vị lại phụ thuộc vào từng quả. Nếu muốn ăn ngọt thì chọn quả vỏ vàng, muốn ăn ngọt vừa thì chọn quả vỏ đỏ, còn ăn chua ngọt thì chọn quả có vỏ màu xanh chuyển sang vàng. Bởi, quả ca cao càng chín kỹ thì thịt quả bên trong cũng chuyển dần từ chua sang ngọt theo độ chín của quả.
Ca cao tươi đang trở thành "cơn sốt" với người Hà thành vì có thể dầm sữa đá, ăn xong hạt lại có thể đem ủ lên mem, phơi khô rồi rang chín làm bột ca cao pha nước uống… Bên cạnh đó, giá thành của chúng lại khá rẻ chỉ khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Trái ca cao chín sẽ có màu vàng hoặc vàng cam, đỏ nhìn rất hấp dẫn.
Sau khi chín ca cao được thu hoạch và mang tới các đầu mối tiểu thương.
Nhiều người chỉ biết đến ca cao dưới dạng hạt khô, bột để làm socola hay làm đồ uống. Tuy nhiên, sau khi biết ca cao tươi cũng có thể dùng để dầm sữa đá lại có vị thơm, ngọt nên đã tìm mua.
Thịt của ca cao trắng bám lấy hạt, ăn có vị chua ngọt (nghiêng về ngọt) khá giống với mãng cầu xiêm, nhưng ăn ca cao thì thơm hơn rất nhiều khiến nhiều người thích thú.
Theo nhiều người từng thưởng thức ca cao tươi dầm sữa đá, loại quả này tương đối rẻ, mua theo quả tầm 20.000-25.000 đồng/quả nặng tầm 400-500 gram/quả, còn mua theo cân giá tầm 35.000 - 40.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả về làm được một cốc ca cao dầm sữa đá đầy. Lúc ăn xong hạt đem ủ lên men, phơi khô rồi rang thơm lên làm bột ca cao cất, thỉnh thoảng thích đem pha làm ly ca cao nóng uống. Tính ra rất rẻ mà lại ngon.
Ngoài ra, ca cao tươi còn có thể dầm với các loại hoa quả khác như: Lê, táo, thanh long, dưa hấu với sữa tạo nên một đố uống rất ngon.
Nhiều người ăn xong còn gom hạt ủ men, phơi khô để làm bột ca cao uống dần. Hơi phức tạp nhưng thành phẩm bột ca cao làm ra uống ngon mà lại tiết kiệm, đỡ lãng phí.
Theo một số tiểu thương, ca cao là loại quả được trồng khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Những năm trước, quả ca cao thu hoạch thường được đem xuất khẩu, nhưng năm nay ca cao được mùa, người dân lại mở rộng diện tích trồng nên nguồn cung dồi dào, theo đó, ngoài xuất khẩu, ca cao tươi giờ cũng được bày bán trên thị trường nhiều hơn.
Đây là loại quả rất phổ biến với người Tây Nguyên hay miền Nam và ca cao dầm sữa đá cũng không còn quá lạ. Nhưng, ở Hà Nội thì đây là món ăn tương đối mới mẻ lại ngon, rẻ khiến mọi người thích thú và tìm mua. Đến bây giờ ca cao tươi đã thực sự trở thành cơn sốt, được người dân Hà thành mua về ăn rất nhiều. Các tiểu thương buôn quả này đều cho biết, ca cao tươi bán rất chạy, ra đến đâu bán hết đến đó và liên tục cháy hàng.
Hiện giờ cứ 3 ngày về hàng một lần, mỗi lần khoảng 5 tạ ca cao. Tuy nhiên, số lượng này chỉ đủ trả đơn hàng cho các khách đã đặt trước, hầu như không có dư ra để bày bán tại cửa khách nên khách muốn ăn thường phải đặt trước từ 2-3 ngày, một tiểu thương chia sẻ.
Loại quả này dễ ăn nhưng vị lại phụ thuộc vào từng quả. Nếu muốn ăn ngọt thì chọn quả vỏ vàng, muốn ăn ngọt vừa thì chọn quả vỏ đỏ, còn ăn chua ngọt thì chọn quả có vỏ màu xanh chuyển sang vàng. Bởi, quả ca cao càng chín kỹ thì thịt quả bên trong cũng chuyển dần từ chua sang ngọt theo độ chín của quả.