Không chỉ nổi danh với những chuyến ra khơi hành nghề thu bạc tỉ, thợ lặn Dương Văn Giàu (40 tuổi, ở thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn là chủ nhân của bộ sư tập vỏ ốc "khủng" mà bất cứ đồng nghiệp nào cũng phải "thèm". Đưa tay chỉ bộ vỏ ốc sò nứa hơn 10 cái có vân đủ màu sắc vô cùng đẹp và kích cỡ nhỏ nhất cũng gần 2 bàn tay xòe của người lớn, với trọng lượng khoảng 1,5 kg/vỏ trở lên, thợ lặn Giàu tự hào: "Loại ốc này không hiếm, thế nhưng tìm được kích cỡ như vầy thì không nhiều".Theo thợ lặn Giàu, nhiều loại ốc ban đầu mang về trông rất đẹp, thế nhưng chỉ vài năm sau trưng bày trong tủ thì màu sẽ bị phai. Riêng loại này dù đã để cả chục năm nhưng màu sắc của vân trên vỏ sò nứa gần như vẫn không thay đổi. "Không những sở hữu bộ vỏ sò nứa "khủng", bộ sưu tập của thợ lặn Giàu còn có hàng chục loại vỏ ốc khác, như: xác vàng, sò tai tượng... với kích cỡ mà ngư dân khác khi nhìn thấy không khỏi mê mẩn", ông Nguyễn Văn Thi (50 tuổi, một thợ lặn ở thôn Đông, xã An Vĩnh) xác nhận.Thợ lặn Giàu tâm sự: "Toàn bộ số vỏ ốc trưng bày trong tủ của gia đình đều do chính tay tôi tìm, bắt trong những chuyến ra khơi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Và để có được số ốc này, tôi mất hơn 20 năm sưu tầm".Trong số đó, thợ lặn Giàu cho biết: "Có những loại như ốc chôm chôm, để tìm được nó phải lặn ở độ sâu hơn 45m so với mặt nước biển".Nói về giá trị của số vỏ ốc đã có của mình, thợ lặn Giàu bày tỏ: "Khó có thể tính cụ thể ra bằng tiền được, vì đâu dễ để tìm thấy loại vỏ có kích cỡ thế này. Hơn nữa tôi cũng chưa bao giờ tìm hiểu thử nó có giá là bao nhiêu, dù không ít người đến hỏi mua".Được biết không riêng gì Lý Sơn, với ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là những người tham gia khai thác ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì những con ốc biển mang về và trưng trong tủ nhà không chỉ là một thú vui... mà còn gắn với sự tự hào và những kỷ niệm trong quá trình ra khơi đánh bắt.
Không chỉ nổi danh với những chuyến ra khơi hành nghề thu bạc tỉ, thợ lặn Dương Văn Giàu (40 tuổi, ở thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn là chủ nhân của bộ sư tập vỏ ốc "khủng" mà bất cứ đồng nghiệp nào cũng phải "thèm".
Đưa tay chỉ bộ vỏ ốc sò nứa hơn 10 cái có vân đủ màu sắc vô cùng đẹp và kích cỡ nhỏ nhất cũng gần 2 bàn tay xòe của người lớn, với trọng lượng khoảng 1,5 kg/vỏ trở lên, thợ lặn Giàu tự hào: "Loại ốc này không hiếm, thế nhưng tìm được kích cỡ như vầy thì không nhiều".
Theo thợ lặn Giàu, nhiều loại ốc ban đầu mang về trông rất đẹp, thế nhưng chỉ vài năm sau trưng bày trong tủ thì màu sẽ bị phai. Riêng loại này dù đã để cả chục năm nhưng màu sắc của vân trên vỏ sò nứa gần như vẫn không thay đổi.
"Không những sở hữu bộ vỏ sò nứa "khủng", bộ sưu tập của thợ lặn Giàu còn có hàng chục loại vỏ ốc khác, như: xác vàng, sò tai tượng... với kích cỡ mà ngư dân khác khi nhìn thấy không khỏi mê mẩn", ông Nguyễn Văn Thi (50 tuổi, một thợ lặn ở thôn Đông, xã An Vĩnh) xác nhận.
Thợ lặn Giàu tâm sự: "Toàn bộ số vỏ ốc trưng bày trong tủ của gia đình đều do chính tay tôi tìm, bắt trong những chuyến ra khơi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Và để có được số ốc này, tôi mất hơn 20 năm sưu tầm".
Trong số đó, thợ lặn Giàu cho biết: "Có những loại như ốc chôm chôm, để tìm được nó phải lặn ở độ sâu hơn 45m so với mặt nước biển".
Nói về giá trị của số vỏ ốc đã có của mình, thợ lặn Giàu bày tỏ: "Khó có thể tính cụ thể ra bằng tiền được, vì đâu dễ để tìm thấy loại vỏ có kích cỡ thế này. Hơn nữa tôi cũng chưa bao giờ tìm hiểu thử nó có giá là bao nhiêu, dù không ít người đến hỏi mua".
Được biết không riêng gì Lý Sơn, với ngư dân Quảng Ngãi, đặc biệt là những người tham gia khai thác ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì những con ốc biển mang về và trưng trong tủ nhà không chỉ là một thú vui... mà còn gắn với sự tự hào và những kỷ niệm trong quá trình ra khơi đánh bắt.