Vào khoảng thế kỷ 19, cá ngừ vây xanh giá chỉ khoảng vài đô la/kg, tính theo tỉ giá lúc bấy giờ chỉ tương đương khoảng hơn chục nghìn đồng. Ảnh: NPRThời điểm đó, cá ngừ không được dùng làm thực phẩm cho con người, mà thường được bán tới các xưởng chế biến thức ăn cho mèo. Đáng nói, những xưởng này cũng không muốn mua. Ngư dân bắt được cá ngừ vây xanh còn phải bỏ tiền túi để gửi chúng ra bãi rác. Ảnh: FreshToHomeTuy nhiên, ngày nay, cá ngừ lại vô cùng đắt đỏ, giá gần 2 triệu USD/con vẫn nhiều người muốn mua. Ảnh: GettyTrên thực tế, do công nghệ bảo quản ở thế kỷ trước còn lỗi thời nên lượng cá ngừ đánh bắt được sớm thối rữa và bốc mùi hôi nồng nặc. Khi người ta biết cách dùng đá viên để giữ tươi cá ngừ thì vị ngon của chúng mới thật sự được biết đến. Ảnh: JapanTimesLà loài ưa vận động nên thịt cá ngừ chắc và thơm ngon. Những đường vân mỡ sắc nét cùng hương vị như tan trong miệng là lý do khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu của các thực khách sành ăn. Ảnh: FishiTheo các chuyên gia lịch sử, việc đánh bắt cá ngừ đã có từ ít nhất 2.000 năm trước. Kể từ thế kỷ 18 và 19, quần đảo Thái Bình Dương và Nhật Bản đã phụ thuộc đáng kể vào cá ngừ. Ảnh: A-z-animalsTrung bình, một con cá ngừ tiêu thụ cá và động vật giáp xác bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Cá ngừ lớn hơn, chẳng hạn như cá ngừ vây xanh, phải ăn lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ảnh: A-z-animalsCá ngừ còn được coi là những kẻ săn mồi đáng kinh ngạc ở đại dương vì chúng thích săn đuổi nhiều loài cá khác nhau. Cá ngừ đóng góp vào sự ổn định của hệ sinh thái đại dương với tư cách là loài săn mồi hàng đầu trong chuỗi thức ăn thủy sinh. Ảnh: A-z-animalsNhững chiếc vây chắc khỏe và thân hình bầu dục cho phép cá ngừ bơi với tốc độ đáng kinh ngạc. Do cấu tạo cơ thể, vây và vảy riêng biệt, một số loài cá ngừ có thể bơi tới 69 km/giờ. Ảnh: A-z-animalsDo mức giá đắt đỏ, ngư dân sử dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến hơn để đánh bắt. Kết quả là cá ngừ đang dần cạn kiệt. Ảnh: A-z-animalsVideo: Tận mục tôm hùm đất “tàn phá” hơn ốc bươu vàng
Vào khoảng thế kỷ 19, cá ngừ vây xanh giá chỉ khoảng vài đô la/kg, tính theo tỉ giá lúc bấy giờ chỉ tương đương khoảng hơn chục nghìn đồng. Ảnh: NPR
Thời điểm đó, cá ngừ không được dùng làm thực phẩm cho con người, mà thường được bán tới các xưởng chế biến thức ăn cho mèo. Đáng nói, những xưởng này cũng không muốn mua. Ngư dân bắt được cá ngừ vây xanh còn phải bỏ tiền túi để gửi chúng ra bãi rác. Ảnh: FreshToHome
Tuy nhiên, ngày nay, cá ngừ lại vô cùng đắt đỏ, giá gần 2 triệu USD/con vẫn nhiều người muốn mua. Ảnh: Getty
Trên thực tế, do công nghệ bảo quản ở thế kỷ trước còn lỗi thời nên lượng cá ngừ đánh bắt được sớm thối rữa và bốc mùi hôi nồng nặc. Khi người ta biết cách dùng đá viên để giữ tươi cá ngừ thì vị ngon của chúng mới thật sự được biết đến. Ảnh: JapanTimes
Là loài ưa vận động nên thịt cá ngừ chắc và thơm ngon. Những đường vân mỡ sắc nét cùng hương vị như tan trong miệng là lý do khiến chúng trở thành lựa chọn hàng đầu của các thực khách sành ăn. Ảnh: Fishi
Theo các chuyên gia lịch sử, việc đánh bắt cá ngừ đã có từ ít nhất 2.000 năm trước. Kể từ thế kỷ 18 và 19, quần đảo Thái Bình Dương và Nhật Bản đã phụ thuộc đáng kể vào cá ngừ. Ảnh: A-z-animals
Trung bình, một con cá ngừ tiêu thụ cá và động vật giáp xác bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Cá ngừ lớn hơn, chẳng hạn như cá ngừ vây xanh, phải ăn lượng thức ăn bằng 25% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ảnh: A-z-animals
Cá ngừ còn được coi là những kẻ săn mồi đáng kinh ngạc ở đại dương vì chúng thích săn đuổi nhiều loài cá khác nhau. Cá ngừ đóng góp vào sự ổn định của hệ sinh thái đại dương với tư cách là loài săn mồi hàng đầu trong chuỗi thức ăn thủy sinh. Ảnh: A-z-animals
Những chiếc vây chắc khỏe và thân hình bầu dục cho phép cá ngừ bơi với tốc độ đáng kinh ngạc. Do cấu tạo cơ thể, vây và vảy riêng biệt, một số loài cá ngừ có thể bơi tới 69 km/giờ. Ảnh: A-z-animals
Do mức giá đắt đỏ, ngư dân sử dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến hơn để đánh bắt. Kết quả là cá ngừ đang dần cạn kiệt. Ảnh: A-z-animals