Làng Hoa Tây (thuộc tỉnh Giang Tô) từng được mệnh danh là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nơi đây nơi gắn liền với những câu chuyện về sự thịnh vượng và lối sống xa hoa. Ảnh: RtiĐến ngôi làng này, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những dãy biệt thự san sát cũng siêu xe đỗ la liệt trên vỉa hè, lòng đường. Ảnh: SohuTrước khi nổi tiếng với sự giàu có, làng Hoa Tây nghèo, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1km2. Ảnh: SohuTuy nhiên, sau khi Wu Renbao làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Khi Trung Quốc mở cửa, làng Hoa Tây nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp sắt thép và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: RtiTheo trang ThinkChina, năm 2004, mức lương bình quân đầu người hàng năm của làng Hoa Tây đã lên tới 122.600 RMB (25.200 đô la Singapore), gấp gần 42 lần thu nhập bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc và gấp 13 lần mức lương bình quân đầu người của cư dân thành thị vào thời điểm đó. Ảnh: RtiDệt may cũng là ngành đóng góp nguồn thu lớn cho người dân trong làng. Gần như tất cả phụ nữ trong Hoa Tây làm việc bên máy may. Có thời điểm, làng này sở hữu tới 80 nhà máy. Ảnh: SohuCũng theo ThinkChina, 2.000 cư dân trong làng đều có tài khoản tiết kiệm ít nhất là 250.000 USD. Ảnh; SohuNgười dân trong làng đều được hưởng những đặc quyền như sống trong biệt thự, sở hữu xe hơi sang trọng, được miễn phí y tế, giáo dục và thậm chí là dầu ăn. Tất nhiên, chỉ những người làng thực sự mới được hưởng chế độ này.Một trong những công trình nổi bật ở làng Hoa Tây là Khách sạn Quốc tế 5 sao Longxi cao 74 tầng, chi phí xây dựng 470 triệu USD. Nó được xây dựng năm 2011 để kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi làng. Ảnh: SohuKhách sạn này có nhiều chi tiết bằng vàng, đá cẩm thạch với tầm bao quát cả ngôi làng. Bên trong thậm chí có cả tượng bò vàng nặng 1 tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Ảnh: ReutersTuy nhiên, sau năm 2008, ngành thép của Hoa Tây đi xuống. Việc dư thừa sản xuất ngày càng trầm trọng. Ảnh: SohuNăm 2013, thông tin về các công ty của làng đại gia này thua lỗ bắt đầu xuất hiện. Trong vòng 5 năm tính đến 2013, Tập đoàn Hoa Tây chìm trong khối nợ 40 tỷ nhân dân tệ. Ảnh: Sohu
Làng Hoa Tây (thuộc tỉnh Giang Tô) từng được mệnh danh là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc. Nơi đây nơi gắn liền với những câu chuyện về sự thịnh vượng và lối sống xa hoa. Ảnh: Rti
Đến ngôi làng này, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những dãy biệt thự san sát cũng siêu xe đỗ la liệt trên vỉa hè, lòng đường. Ảnh: Sohu
Trước khi nổi tiếng với sự giàu có, làng Hoa Tây nghèo, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp với chỉ 600 cư dân và diện tích gần 1km2. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, sau khi Wu Renbao làm trưởng làng, Hoa Tây đã được cải tổ. Khi Trung Quốc mở cửa, làng Hoa Tây nắm bắt cơ hội để phát triển ngành công nghiệp sắt thép và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: Rti
Theo trang ThinkChina, năm 2004, mức lương bình quân đầu người hàng năm của làng Hoa Tây đã lên tới 122.600 RMB (25.200 đô la Singapore), gấp gần 42 lần thu nhập bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc và gấp 13 lần mức lương bình quân đầu người của cư dân thành thị vào thời điểm đó. Ảnh: Rti
Dệt may cũng là ngành đóng góp nguồn thu lớn cho người dân trong làng. Gần như tất cả phụ nữ trong Hoa Tây làm việc bên máy may. Có thời điểm, làng này sở hữu tới 80 nhà máy. Ảnh: Sohu
Cũng theo ThinkChina, 2.000 cư dân trong làng đều có tài khoản tiết kiệm ít nhất là 250.000 USD. Ảnh; Sohu
Người dân trong làng đều được hưởng những đặc quyền như sống trong biệt thự, sở hữu xe hơi sang trọng, được miễn phí y tế, giáo dục và thậm chí là dầu ăn. Tất nhiên, chỉ những người làng thực sự mới được hưởng chế độ này.
Một trong những công trình nổi bật ở làng Hoa Tây là Khách sạn Quốc tế 5 sao Longxi cao 74 tầng, chi phí xây dựng 470 triệu USD. Nó được xây dựng năm 2011 để kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi làng. Ảnh: Sohu
Khách sạn này có nhiều chi tiết bằng vàng, đá cẩm thạch với tầm bao quát cả ngôi làng. Bên trong thậm chí có cả tượng bò vàng nặng 1 tấn, trị giá 300 triệu nhân dân tệ. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, sau năm 2008, ngành thép của Hoa Tây đi xuống. Việc dư thừa sản xuất ngày càng trầm trọng. Ảnh: Sohu
Năm 2013, thông tin về các công ty của làng đại gia này thua lỗ bắt đầu xuất hiện. Trong vòng 5 năm tính đến 2013, Tập đoàn Hoa Tây chìm trong khối nợ 40 tỷ nhân dân tệ. Ảnh: Sohu