Những ngày vừa qua, cả thế giới xôn xao trước vụ bê bối thịt bẩn ở Brazil. Theo kết quả điều tra của cảnh sát Brazil, một số quan chức nước này nhận hối lộ để cấp phép chế biến và xuất khẩu thịt thối, thịt bẩn, thịt bị nhiễm khuẩn cho hàng loạt doanh nghiệp. Ảnh: AP.Nhiều nước châu Á phụ thuộc vào nguồn cung thịt nhập khẩu từ Brazil không khỏi choáng váng khi bê bối này xảy ra. Mới đây, chính phủ Trung Quốc, chính quyền Hồng Kong, Macao đã công bố tạm ngưng nhập khẩu thịt từ Brazil. Ảnh: Nytimes.Thậm chí Liên minh Châu Âu (EU) cũng quyết định dừng nhập khẩu thịt từ Brazil sau bê bối thịt bẩn chấn động nước này. Ảnh: Dw.Cơn ác mộng bò điên của nước Anh bắt đầu từ năm 1986 khi Bộ Nông nghiệp công bố một số con bò mắc căn bệnh này. Trong suốt 10 năm sau đó, chính phủ nước này vẫn khuyến khích thịt bò tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vì cho rằng con người không phải lo lắng về căn bệnh này. Ảnh: CNN.Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy thịt bò điên dẫn đến chết người do suy thoái hệ thần kinh. Đã có 166 người chết vì căn bệnh này. Ảnh: EllingtoncmsDịch bệnh và thịt bò nhiễm độc khiến nhiều quốc gia phải đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn thịt bò từ nước Anh. Đại dịch cũng khiến nhiều người tiêu dùng cắt giảm một lượng lớn thịt bò trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh: Cloudfront.Đầu năm 2013, cả châu Âu chấn động bởi vụ bê bối thịt giả. Theo đó, một số loại thịt được cho là thịt bò bị phát hiện chứa ADN của ngựa được bán ở nhiều nước Châu Âu. Ảnh: Slate.Cuộc khủng hoảng thịt ngựa hóa thịt bò càng trở nên nghiêm trọng khi xét nghiệm cho thấy thịt ngựa còn nhiễm chất cấm có hại với sức khỏe con người. Ảnh: BI.Cũng trong năm 2013, hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư bị phát hiện tại một nhà máy ở Trung Quốc. Toàn bộ thịt cừu giả được tái chế từ thịt vịt, mỡ cừu cùng nhiều phụ gia khác. Vụ việc làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Ảnh: Flickr.Năm 2012, tờ ABC World News đưa tin 70% thịt bò xay trên thị trường Mỹ chứa chất nhớt màu hồng, được lấy từ bộ phận bỏ đi của xác động vật. Vụ việc được cho là đánh lừa người tiêu dùng khiến 3 nhà máy sản xuất phải đóng cửa. Ảnh: The Inquisitr.Năm 2015, một số người tiêu dùng ở bang Minnesota và Wisconsin, Mỹ bị ngộ độc sau khi ăn thịt gà của hãng Barber Foods. Ngay lập tức, công ty thực phẩm của Ba Lan phải thu hồi gần 800 tấn thịt gà có nguy cơ bị nhiễm độc. Ảnh: Pressherald.Những sản phẩm bị thu hồi có cả thịt sống, thịt gà đông lạnh và thịt gà chế biến sẵn. Ảnh: Pressherald.
Những ngày vừa qua, cả thế giới xôn xao trước vụ bê bối thịt bẩn ở Brazil. Theo kết quả điều tra của cảnh sát Brazil, một số quan chức nước này nhận hối lộ để cấp phép chế biến và xuất khẩu thịt thối, thịt bẩn, thịt bị nhiễm khuẩn cho hàng loạt doanh nghiệp. Ảnh: AP.
Nhiều nước châu Á phụ thuộc vào nguồn cung thịt nhập khẩu từ Brazil không khỏi choáng váng khi bê bối này xảy ra. Mới đây, chính phủ Trung Quốc, chính quyền Hồng Kong, Macao đã công bố tạm ngưng nhập khẩu thịt từ Brazil. Ảnh: Nytimes.
Thậm chí Liên minh Châu Âu (EU) cũng quyết định dừng nhập khẩu thịt từ Brazil sau bê bối thịt bẩn chấn động nước này. Ảnh: Dw.
Cơn ác mộng bò điên của nước Anh bắt đầu từ năm 1986 khi Bộ Nông nghiệp công bố một số con bò mắc căn bệnh này. Trong suốt 10 năm sau đó, chính phủ nước này vẫn khuyến khích thịt bò tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vì cho rằng con người không phải lo lắng về căn bệnh này. Ảnh: CNN.
Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy thịt bò điên dẫn đến chết người do suy thoái hệ thần kinh. Đã có 166 người chết vì căn bệnh này. Ảnh: Ellingtoncms
Dịch bệnh và thịt bò nhiễm độc khiến nhiều quốc gia phải đưa ra lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn thịt bò từ nước Anh. Đại dịch cũng khiến nhiều người tiêu dùng cắt giảm một lượng lớn thịt bò trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ảnh: Cloudfront.
Đầu năm 2013, cả châu Âu chấn động bởi vụ bê bối thịt giả. Theo đó, một số loại thịt được cho là thịt bò bị phát hiện chứa ADN của ngựa được bán ở nhiều nước Châu Âu. Ảnh: Slate.
Cuộc khủng hoảng thịt ngựa hóa thịt bò càng trở nên nghiêm trọng khi xét nghiệm cho thấy thịt ngựa còn nhiễm chất cấm có hại với sức khỏe con người. Ảnh: BI.
Cũng trong năm 2013, hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư bị phát hiện tại một nhà máy ở Trung Quốc. Toàn bộ thịt cừu giả được tái chế từ thịt vịt, mỡ cừu cùng nhiều phụ gia khác. Vụ việc làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Ảnh: Flickr.
Năm 2012, tờ ABC World News đưa tin 70% thịt bò xay trên thị trường Mỹ chứa chất nhớt màu hồng, được lấy từ bộ phận bỏ đi của xác động vật. Vụ việc được cho là đánh lừa người tiêu dùng khiến 3 nhà máy sản xuất phải đóng cửa. Ảnh: The Inquisitr.
Năm 2015, một số người tiêu dùng ở bang Minnesota và Wisconsin, Mỹ bị ngộ độc sau khi ăn thịt gà của hãng Barber Foods. Ngay lập tức, công ty thực phẩm của Ba Lan phải thu hồi gần 800 tấn thịt gà có nguy cơ bị nhiễm độc. Ảnh: Pressherald.
Những sản phẩm bị thu hồi có cả thịt sống, thịt gà đông lạnh và thịt gà chế biến sẵn. Ảnh: Pressherald.