1. GDP tăng 7% cao nhất 10 năm qua
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 4/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt mức 7%, là mức cao nhất trong vòng 10 năm kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố. Lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%. Đây là một điểm nhấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2018. Ảnh: Zing. 2. Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP
Ngày 12/11, Quốc hội khóa 14 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ KH-ĐT, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035, tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Ảnh: Dân Việt. 3. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước ra đời
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỷ đồng tài sản của Nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn. Ủy ban này sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát số vốn nhà nước tại đây chứ đây không phải là cơ quan sử dụng số vốn này. Ủy ban cũng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN. 4. Xuất siêu lập kỷ lục
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 11 tháng từ đầu năm đạt hơn 440 tỷ USD. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gần 52 tỷ USD so với cùng kỳ 2017. Trong số 31 mặt hàng xuất khẩu chủ chốt có tới 19 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD tính đến hết 15/12. Ảnh: VnEconomy. 5. Tổ chức thành công WEF ASEAN
Từ 11-13/9, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và gần 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu ASEAN và thế giới. Là nước chủ nhà và đồng tổ chức Hội nghị WEF ASEAN, chúng ta đã tạo được dấu ấn của Việt Nam khi đưa ra vấn đề CMCN 4.0. Ảnh: DCSVN. 6. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Tính đến ngày 20/12, cả nước có 27.353 dự án của 130 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD, tạo ra 8,5 triệu việc làm. Ảnh minh họa: Thuonggiaonline. 7. Thuế môi trường với xăng tăng lên mức kịch trần
Chiều 20/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Thời hạn có hiệu lực của Nghị quyết từ ngày 1/1/2019. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít. Dầu hoả sẽ tăng thuế môi trường từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít; Dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng từ mức 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít. Ảnh: VietnamFinance. 8. Nhiều doanh nghiệp tỷ USD niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán năm 2018 ghi nhận việc tăng lên mốc kỷ lục 1.000 điểm - mốc của 10 năm về trước. Tuy sau đó có giảm và giao dịch quanh mức 920 điểm nhưng 2018 cũng là năm bùng nổ của nhiều doanh nghiệp tỷ USD chào sàn, vốn hóa thị trường cao kỷ lục như HDB, Vinhome, TCB, TPB, nâng vốn hóa thị trường lên cao nhất từ trước tới nay. Ảnh minh họa: Tiền Phong. 9. Thị trường bất động sản "sục sôi" với vụ tranh chấp đất Thủ Thiêm
Sau nhiều năm diễn biến phức tạp, đến 2018, tranh chấp đất tại Thủ Thiêm thực sự bùng nổ. Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo phải làm rõ các sai phạm tại dự án này. Khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996. Đây là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp... được mở rộng của TP HCM, kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á, nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn. Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Tuy nhiên, hàng trăm hộ dân khiếu kiện suốt hàng chục năm qua, cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định. 10. Việt Nam lần đầu tiên ra mắt ô tô thương hiệu Việt
Năm 2018 đánh dốc mốc quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô khi lần đầu tiên Việt Nam có 2 thương hiệu ô tô được giới thiệu tại Paris Motor Show 2018 - Triển lãm ô tô danh giá nhất thế giới. Ảnh: Vneconomy.Video: Quân đội Việt Nam phát triển kinh tế. Ảnh: QPVN.
1. GDP tăng 7% cao nhất 10 năm qua
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 4/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt mức 7%, là mức cao nhất trong vòng 10 năm kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố. Lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%. Đây là một điểm nhấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2018. Ảnh: Zing.
2. Việt Nam chính thức gia nhập CPTPP
Ngày 12/11, Quốc hội khóa 14 thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ KH-ĐT, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035, tạo thêm 20.000-26.000 việc làm/năm. Ảnh: Dân Việt.
3. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước ra đời
Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức ra mắt và bắt đầu tiếp nhận việc quản lý hơn 2,3 triệu tỷ đồng tài sản của Nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn. Ủy ban này sẽ thay mặt Nhà nước để giám sát số vốn nhà nước tại đây chứ đây không phải là cơ quan sử dụng số vốn này. Ủy ban cũng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN.
4. Xuất siêu lập kỷ lục
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 11 tháng từ đầu năm đạt hơn 440 tỷ USD. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gần 52 tỷ USD so với cùng kỳ 2017. Trong số 31 mặt hàng xuất khẩu chủ chốt có tới 19 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD tính đến hết 15/12. Ảnh: VnEconomy.
5. Tổ chức thành công WEF ASEAN
Từ 11-13/9, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và gần 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu ASEAN và thế giới. Là nước chủ nhà và đồng tổ chức Hội nghị WEF ASEAN, chúng ta đã tạo được dấu ấn của Việt Nam khi đưa ra vấn đề CMCN 4.0. Ảnh: DCSVN.
6. 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành công nhất trong khu vực. Tính đến ngày 20/12, cả nước có 27.353 dự án của 130 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký 340,1 tỷ USD, tạo ra 8,5 triệu việc làm. Ảnh minh họa: Thuonggiaonline.
7. Thuế môi trường với xăng tăng lên mức kịch trần
Chiều 20/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Thời hạn có hiệu lực của Nghị quyết từ ngày 1/1/2019. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức kịch khung 4.000 đồng/lít. Dầu hoả sẽ tăng thuế môi trường từ 300 đồng/lít lên 1.000 đồng/lít; Dầu mazut tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít; Dầu nhờn và mỡ nhờn cũng tăng từ mức 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít. Ảnh: VietnamFinance.
8. Nhiều doanh nghiệp tỷ USD niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán năm 2018 ghi nhận việc tăng lên mốc kỷ lục 1.000 điểm - mốc của 10 năm về trước. Tuy sau đó có giảm và giao dịch quanh mức 920 điểm nhưng 2018 cũng là năm bùng nổ của nhiều doanh nghiệp tỷ USD chào sàn, vốn hóa thị trường cao kỷ lục như HDB, Vinhome, TCB, TPB, nâng vốn hóa thị trường lên cao nhất từ trước tới nay. Ảnh minh họa: Tiền Phong.
9. Thị trường bất động sản "sục sôi" với vụ tranh chấp đất Thủ Thiêm
Sau nhiều năm diễn biến phức tạp, đến 2018, tranh chấp đất tại Thủ Thiêm thực sự bùng nổ. Bí thư TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo phải làm rõ các sai phạm tại dự án này. Khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1996. Đây là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp... được mở rộng của TP HCM, kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á, nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn. Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Tuy nhiên, hàng trăm hộ dân khiếu kiện suốt hàng chục năm qua, cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch nhưng vẫn bị giải tỏa; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư sai quy định.
10. Việt Nam lần đầu tiên ra mắt ô tô thương hiệu Việt
Năm 2018 đánh dốc mốc quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô khi lần đầu tiên Việt Nam có 2 thương hiệu ô tô được giới thiệu tại Paris Motor Show 2018 - Triển lãm ô tô danh giá nhất thế giới. Ảnh: Vneconomy.
Video: Quân đội Việt Nam phát triển kinh tế. Ảnh: QPVN.