1. Nhà cây “House for Trees” tại TP.HCM: Với mong muốn mang đến càng nhiều không gian xanh cho thành phố đông đúc như TP.HCM, ngôi nhà này được xây dựng từ 5 khối bê tông. Các khối bê tông này như những chậu cây khổng lồ, trên mái được trồng những cây đa. Những mái nhà phủ cây xanh sẽ giúp giữ nước mưa và hạn chế tình trạng ngập nước trong mùa mưa.2. Saigon House tại TP.HCM: Cầu thang và các khu vực nối các không gian chức năng trong ngôi nhà chỉ có chiều rộng 3 mét này được sơn màu nổi bật. Toạ lạc ở TP.HCM, thiết kế kiến trúc độc đáo của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ ngôi nhà truyền thống của Sài Gòn xưa.3. Drawers House tại TP.Vũng Tàu: Nằm sâu trong một con phố sầm uất ở Vũng Tàu nhưng ngôi nhà này được thiết kế để gợi cảm giác hoà mình vào thiên nhiên. Các không gian sống được chia thành 3 khối bao quanh bởi những khoảng sân đầy cây xanh. Không gian sinh hoạt được kết nối với nhau bằng một hành lang dài trang trí bằng các loại cây leo.
4. Cuckoo House tại TP.Đà Nẵng: Đây là công trình nhà ở kết hợp quán cà phê tại P.Hoà Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng. Lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ cúc cu, thiết kế của ngôi nhà này gồm 2 khối có kích thước không đều nhau. Vật liệu chủ yếu là gạch đất nung truyền thống của địa phương. Không gian sống được bố trí ở trên quán cà phê, thiết kế nhô ra khoảng sân vườn.
5. Zen House tại TP.HCM: Ngôi nhà 4 tầng với chiều ngang khiêm tốn này không chỉ là không gian sống mà như một thiền viện. Ngôi nhà của gia đình theo đạo Phật, các không gian sinh hoạt được tổ chức xung quanh một giếng trời với trần nhà bằng kính. Công trình được thi công bằng phương pháp lắp ráp, chỉ xây tường xung quanh còn lại là câu chuyện liên kết của gỗ, sắt, thạch cao, cemboard không sơn…6. T House tại TP.HCM: Cải tạo từ ngôi nhà cũ, T House nằm trong một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM. Với diện tích đất 161m2, kiến trúc sư đã tạo ra không gian sống mà trong đó con người có sự tương tác với môi trường xung quanh. Mặt tiền bằng kính lưới của ngôi nhà được thiết kế theo hệ Modulor, hệ tỷ lệ dựa trên tỷ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu cổ đại kết hợp với các số đo nhân trắc học con người của kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier.7. Châu Đốc House tại An Giang: Ngôi nhà này có diện tích 340m2, là không gian sống của đại gia đình ba thế hệ. Mặt tiền và một số bức tường bên trong nhà được làm từ những tấm tole có thể linh hoạt đóng mở. Điều này cho phép những người trong gia đình có thể tự do di chuyển giữa các không gian chức năng với nhau. Châu Đốc House nổi bật bên bờ sông Hậu nhờ sự hoà quyện giữa kiến trúc và đời sống văn hoá địa phương. Với thiết kế lệch tầng, bỏ vách ngăn cứng phân chia không gian và sử dụng mái tole theo cánh bướm với cao độ khác nhau giúp cho ngôi nhà không bị nóng bức. Ngoài ra, hệ thống cửa tole lật từ tầng 1 đến tầng 3 giúp cho ngôi nhà lấy ánh sáng tự nhiên cũng như đón gió tối đa.
8. House in Nha Trang: Có một khu vườn khổng lồ theo dạng bậc thang với nhiều cây cối, hoa lá trên đỉnh ngôi nhà này. Bên dưới là các khoảng sân nhỏ trồng cây giúp lấy sáng tự nhiên và có sự liên kết với khu vườn trên mái nhà. Trước yêu cầu của gia chủ về một ngôi nhà rộng rãi và một khu vườn, kiến trúc sư đã biến mái nhà thành khu vườn bậc thang. Độ sâu cần thiết để tạo ra các luống trồng cây trên mái ảnh hưởng đến vị trí các không gian trong nhà. Phòng khách và phòng ngủ chủ yếu được bố trí dưới sân thượng, gúp cho trần nhà cao hơn. Trong khi tại nơi trồng cây phía trên thì phía dưới là phòng tắm, nhà kho và hành lang.
9. Nhà “Hang gạch” tại TP.Hà Nội: Thiết kế hai lớp gạch đục lỗ bao quanh ngôi nhà tại TP.Hà Nội này mang đến cho những người cư ngụ trong đó cảm giác như đang sống giữa thiên nhiên. Theo kiến trúc sư, ngôi nhà trông giống như hang động. Nó được bao bọc bởi hai lớp tường gạch gặp nhau ở các góc dốc. Nằm rải rác là những khe hở lớn nhỏ, giúp cho ánh sáng và gió đi xuyên vào nhà. Hai lớp gạch này còn hoạt động như một bộ lọc để ngăn ánh sáng chiếu trực tiếp, khói bụi và tiếng ồn từ bên ngoài môi trường vào nhà.10. House in Trees tại TP.Hà Nội: Đây là một ngôi nhà phố nằm trong một khu đất hẹp ở TP.Hà Nội với mức độ ồn ào và khói bụi cao. Một giếng trời đầy thực vật ở trung tâm ngôi nhà đóng vai trò như một vùng đệm chống lại ô nhiễm, đồng thời cho phép người trong nhà tận hưởng không gian ngoài trời. Mặt tiền House in Trees không quá nổi bật nhưng nó có giải pháp lấy sáng và thông gió độc đáo.
1. Nhà cây “House for Trees” tại TP.HCM: Với mong muốn mang đến càng nhiều không gian xanh cho thành phố đông đúc như TP.HCM, ngôi nhà này được xây dựng từ 5 khối bê tông. Các khối bê tông này như những chậu cây khổng lồ, trên mái được trồng những cây đa. Những mái nhà phủ cây xanh sẽ giúp giữ nước mưa và hạn chế tình trạng ngập nước trong mùa mưa.
2. Saigon House tại TP.HCM: Cầu thang và các khu vực nối các không gian chức năng trong ngôi nhà chỉ có chiều rộng 3 mét này được sơn màu nổi bật. Toạ lạc ở TP.HCM, thiết kế kiến trúc độc đáo của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ ngôi nhà truyền thống của Sài Gòn xưa.
3. Drawers House tại TP.Vũng Tàu: Nằm sâu trong một con phố sầm uất ở Vũng Tàu nhưng ngôi nhà này được thiết kế để gợi cảm giác hoà mình vào thiên nhiên. Các không gian sống được chia thành 3 khối bao quanh bởi những khoảng sân đầy cây xanh. Không gian sinh hoạt được kết nối với nhau bằng một hành lang dài trang trí bằng các loại cây leo.
4. Cuckoo House tại TP.Đà Nẵng: Đây là công trình nhà ở kết hợp quán cà phê tại P.Hoà Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng. Lấy ý tưởng từ chiếc đồng hồ cúc cu, thiết kế của ngôi nhà này gồm 2 khối có kích thước không đều nhau. Vật liệu chủ yếu là gạch đất nung truyền thống của địa phương. Không gian sống được bố trí ở trên quán cà phê, thiết kế nhô ra khoảng sân vườn.
5. Zen House tại TP.HCM: Ngôi nhà 4 tầng với chiều ngang khiêm tốn này không chỉ là không gian sống mà như một thiền viện. Ngôi nhà của gia đình theo đạo Phật, các không gian sinh hoạt được tổ chức xung quanh một giếng trời với trần nhà bằng kính. Công trình được thi công bằng phương pháp lắp ráp, chỉ xây tường xung quanh còn lại là câu chuyện liên kết của gỗ, sắt, thạch cao, cemboard không sơn…
6. T House tại TP.HCM: Cải tạo từ ngôi nhà cũ, T House nằm trong một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP.HCM. Với diện tích đất 161m2, kiến trúc sư đã tạo ra không gian sống mà trong đó con người có sự tương tác với môi trường xung quanh. Mặt tiền bằng kính lưới của ngôi nhà được thiết kế theo hệ Modulor, hệ tỷ lệ dựa trên tỷ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu cổ đại kết hợp với các số đo nhân trắc học con người của kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier.
7. Châu Đốc House tại An Giang: Ngôi nhà này có diện tích 340m2, là không gian sống của đại gia đình ba thế hệ. Mặt tiền và một số bức tường bên trong nhà được làm từ những tấm tole có thể linh hoạt đóng mở. Điều này cho phép những người trong gia đình có thể tự do di chuyển giữa các không gian chức năng với nhau. Châu Đốc House nổi bật bên bờ sông Hậu nhờ sự hoà quyện giữa kiến trúc và đời sống văn hoá địa phương. Với thiết kế lệch tầng, bỏ vách ngăn cứng phân chia không gian và sử dụng mái tole theo cánh bướm với cao độ khác nhau giúp cho ngôi nhà không bị nóng bức. Ngoài ra, hệ thống cửa tole lật từ tầng 1 đến tầng 3 giúp cho ngôi nhà lấy ánh sáng tự nhiên cũng như đón gió tối đa.
8. House in Nha Trang: Có một khu vườn khổng lồ theo dạng bậc thang với nhiều cây cối, hoa lá trên đỉnh ngôi nhà này. Bên dưới là các khoảng sân nhỏ trồng cây giúp lấy sáng tự nhiên và có sự liên kết với khu vườn trên mái nhà. Trước yêu cầu của gia chủ về một ngôi nhà rộng rãi và một khu vườn, kiến trúc sư đã biến mái nhà thành khu vườn bậc thang. Độ sâu cần thiết để tạo ra các luống trồng cây trên mái ảnh hưởng đến vị trí các không gian trong nhà. Phòng khách và phòng ngủ chủ yếu được bố trí dưới sân thượng, gúp cho trần nhà cao hơn. Trong khi tại nơi trồng cây phía trên thì phía dưới là phòng tắm, nhà kho và hành lang.
9. Nhà “Hang gạch” tại TP.Hà Nội: Thiết kế hai lớp gạch đục lỗ bao quanh ngôi nhà tại TP.Hà Nội này mang đến cho những người cư ngụ trong đó cảm giác như đang sống giữa thiên nhiên. Theo kiến trúc sư, ngôi nhà trông giống như hang động. Nó được bao bọc bởi hai lớp tường gạch gặp nhau ở các góc dốc. Nằm rải rác là những khe hở lớn nhỏ, giúp cho ánh sáng và gió đi xuyên vào nhà. Hai lớp gạch này còn hoạt động như một bộ lọc để ngăn ánh sáng chiếu trực tiếp, khói bụi và tiếng ồn từ bên ngoài môi trường vào nhà.
10. House in Trees tại TP.Hà Nội: Đây là một ngôi nhà phố nằm trong một khu đất hẹp ở TP.Hà Nội với mức độ ồn ào và khói bụi cao. Một giếng trời đầy thực vật ở trung tâm ngôi nhà đóng vai trò như một vùng đệm chống lại ô nhiễm, đồng thời cho phép người trong nhà tận hưởng không gian ngoài trời. Mặt tiền House in Trees không quá nổi bật nhưng nó có giải pháp lấy sáng và thông gió độc đáo.