Ở xứ Nghệ, các món ăn trong bữa cơm ngày Tết thường là những món ngon nhất trong năm và phần lớn là những món chỉ dành riêng cho dịp Tết hoặc lễ hội, cưới hỏi, như: bánh chưng, bánh tét, gà luộc, thịt bò rim, thịt nấu giả cầy, thịt nấu đông, cá thu, giò lụa, giò hoa, hành muối, dưa món…Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt và nó cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Nghệ An. Gạo nếp tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Với thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo nếp, đậu chín nhừ, chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo.Gói và nấu bánh chưng là một nét đẹp văn hóa cổ truyền, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Ngày nay, ở thành phố Vinh và nhiều địa phương ở xứ Nghệ, nhiều gia đình cùng góp chung kinh phí để gói và nấu bánh chưng, để gắn kết xóm làng.Gà là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở xứ Nghệ. Với quan niệm, thịt gà là món ăn ngon nhất và có nhiều dưỡng chất, nên trong dịp Tết gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị vài ba con gà, vừa để cúng lễ, vừa để làm cỗ đãi khách.Trong các lễ cúng vào lúc tất niên (thường tổ chức vào chiều 30 Tết), cúng sáng mồng Một, cúng hạ nêu… đều không thể thiếu con gà trống đã được luộc chín và đĩa xôi hoặc chiếc bánh chưng đã được bóc sẵn. Ngoài ra, người ta còn chuẩn bị thịt gà để chế biến các món ăn khác như: gà luộc, gà rang, gà nấu xáo, gà nấu đông…Dưa hành, dưa món: Ở xứ Nghệ, trong bữa ăn ngày thường, người dân rất thích sử dụng các sản phẩm muối chua. Với quan niệm “Tương cà là gia bản”, ngoài quả cà muối là thức ăn dự trữ trong cả bốn mùa thì còn có các loại dưa và nhút.Một số món dưa, nhút phổ biến ở xứ Nghệ, như: nhút mít (làm từ quả mít non) mà nổi tiếng nhất là nhút Thanh Chương, nhút hoa chuối rừng, nhút măng tươi, nhút ngọn đậu, nhút tổng hợp, dưa cải, củ cải muối, dưa hành, dưa món (làm từ củ su hào, cà rốt)… Trong các loại dưa, nhút đó thì dưa hành và dưa món thường được muối vào dịp Tết.Thịt bò rim là món ăn ngon và rất phổ biến ở xứ Nghệ. Trước đây, món ăn này chủ yếu được nấu vào dịp Tết. Ngày nay, món thịt bò rim còn được dùng trong đám cưới, giỗ chạp và trong bữa ăn ngày thường.Nguyên liệu để chế biến gồm có: thịt bò, mật mía, gừng, tỏi, hành tăm, hạt tiêu, quế chi, nghệ, hạt nêm, nước mắm. Chọn mua thịt bò bắp hoặc thịt mông, thịt có độ dẻo, dính, tươi. Thịt bò bắp thái miếng to khoảng 100-200g, ướp với gừng, tỏi, hành tăm giã nhỏ, hạt tiêu, nghệ, mật mía, hạt nêm, nước mắm... khoảng 1-2 giờ. Cho lên bếp đun nhỏ đến khi thịt chín mềm là được.Giả cầy lợn/ngan: Ở xứ Nghệ, vào dịp Tết người ta thường nấu giả cầy ngan hoặc chân giò, tùy vào sở thích của từng gia đình. Để nấu được nồi giả cầy ngon, cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: Ngan hoặc chân giò lợn, nghệ, riềng, sả, hành củ, mắm tôm, mật mía, nước mắm, muối, ớt bột, vỏ quýt hoặc lá quýt, một ít rượu.Trước khi nấu, ngan hoặc chân giò được làm sạch, dùng rơm hoặc quấn giấy báo thui vàng. Chặt miếng to bằng hộp diêm, ướp mật mía, mắm tôm, nghệ bột, riềng, sả thái nhỏ, hành củ, muối, nước mắm, rượu, ớt bột, trộn đều, ướp khoảng 30-40 phút. Bắc nồi chân giò hoặc ngan đã tẩm ướp lên bếp ninh nhỏ lửa khoảng hai tiếng đến khi chín mềm.Thịt gà nấu đông: Thời tiết trong những ngày Tết ở xứ Nghệ thường se lạnh, vì vậy rất thuận lợi cho việc chế biến món thịt đông mà không cần tủ lạnh. Người ta thường nấu thịt đông bằng nguyên liệu từ thịt gà, thịt chân giò lợn, bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, ớt bột, bột canh, nước mắm ngon.Trong dịp Tết ở xứ Nghệ, ngoài các món mặn nêu trên, người ta thường nấu các loại chè, bánh ngọt để làm bữa phụ, như: chè khoai vạc, chè kê, chè đỗ xanh, chè kho, bánh ngào, bánh ong, bánh rán nhân đậu… Các món ăn này góp phần làm cho bữa ăn ngày Tết của người xứ Nghệ thêm đậm đà, ấm cúng, phong phú và đa dạng.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Ở xứ Nghệ, các món ăn trong bữa cơm ngày Tết thường là những món ngon nhất trong năm và phần lớn là những món chỉ dành riêng cho dịp Tết hoặc lễ hội, cưới hỏi, như: bánh chưng, bánh tét, gà luộc, thịt bò rim, thịt nấu giả cầy, thịt nấu đông, cá thu, giò lụa, giò hoa, hành muối, dưa món…
Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt và nó cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Nghệ An. Gạo nếp tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Với thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo nếp, đậu chín nhừ, chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo.
Gói và nấu bánh chưng là một nét đẹp văn hóa cổ truyền, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Ngày nay, ở thành phố Vinh và nhiều địa phương ở xứ Nghệ, nhiều gia đình cùng góp chung kinh phí để gói và nấu bánh chưng, để gắn kết xóm làng.
Gà là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở xứ Nghệ. Với quan niệm, thịt gà là món ăn ngon nhất và có nhiều dưỡng chất, nên trong dịp Tết gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị vài ba con gà, vừa để cúng lễ, vừa để làm cỗ đãi khách.
Trong các lễ cúng vào lúc tất niên (thường tổ chức vào chiều 30 Tết), cúng sáng mồng Một, cúng hạ nêu… đều không thể thiếu con gà trống đã được luộc chín và đĩa xôi hoặc chiếc bánh chưng đã được bóc sẵn. Ngoài ra, người ta còn chuẩn bị thịt gà để chế biến các món ăn khác như: gà luộc, gà rang, gà nấu xáo, gà nấu đông…
Dưa hành, dưa món: Ở xứ Nghệ, trong bữa ăn ngày thường, người dân rất thích sử dụng các sản phẩm muối chua. Với quan niệm “Tương cà là gia bản”, ngoài quả cà muối là thức ăn dự trữ trong cả bốn mùa thì còn có các loại dưa và nhút.
Một số món dưa, nhút phổ biến ở xứ Nghệ, như: nhút mít (làm từ quả mít non) mà nổi tiếng nhất là nhút Thanh Chương, nhút hoa chuối rừng, nhút măng tươi, nhút ngọn đậu, nhút tổng hợp, dưa cải, củ cải muối, dưa hành, dưa món (làm từ củ su hào, cà rốt)… Trong các loại dưa, nhút đó thì dưa hành và dưa món thường được muối vào dịp Tết.
Thịt bò rim là món ăn ngon và rất phổ biến ở xứ Nghệ. Trước đây, món ăn này chủ yếu được nấu vào dịp Tết. Ngày nay, món thịt bò rim còn được dùng trong đám cưới, giỗ chạp và trong bữa ăn ngày thường.
Nguyên liệu để chế biến gồm có: thịt bò, mật mía, gừng, tỏi, hành tăm, hạt tiêu, quế chi, nghệ, hạt nêm, nước mắm. Chọn mua thịt bò bắp hoặc thịt mông, thịt có độ dẻo, dính, tươi. Thịt bò bắp thái miếng to khoảng 100-200g, ướp với gừng, tỏi, hành tăm giã nhỏ, hạt tiêu, nghệ, mật mía, hạt nêm, nước mắm... khoảng 1-2 giờ. Cho lên bếp đun nhỏ đến khi thịt chín mềm là được.
Giả cầy lợn/ngan: Ở xứ Nghệ, vào dịp Tết người ta thường nấu giả cầy ngan hoặc chân giò, tùy vào sở thích của từng gia đình. Để nấu được nồi giả cầy ngon, cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau: Ngan hoặc chân giò lợn, nghệ, riềng, sả, hành củ, mắm tôm, mật mía, nước mắm, muối, ớt bột, vỏ quýt hoặc lá quýt, một ít rượu.
Trước khi nấu, ngan hoặc chân giò được làm sạch, dùng rơm hoặc quấn giấy báo thui vàng. Chặt miếng to bằng hộp diêm, ướp mật mía, mắm tôm, nghệ bột, riềng, sả thái nhỏ, hành củ, muối, nước mắm, rượu, ớt bột, trộn đều, ướp khoảng 30-40 phút. Bắc nồi chân giò hoặc ngan đã tẩm ướp lên bếp ninh nhỏ lửa khoảng hai tiếng đến khi chín mềm.
Thịt gà nấu đông: Thời tiết trong những ngày Tết ở xứ Nghệ thường se lạnh, vì vậy rất thuận lợi cho việc chế biến món thịt đông mà không cần tủ lạnh. Người ta thường nấu thịt đông bằng nguyên liệu từ thịt gà, thịt chân giò lợn, bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu, ớt bột, bột canh, nước mắm ngon.
Trong dịp Tết ở xứ Nghệ, ngoài các món mặn nêu trên, người ta thường nấu các loại chè, bánh ngọt để làm bữa phụ, như: chè khoai vạc, chè kê, chè đỗ xanh, chè kho, bánh ngào, bánh ong, bánh rán nhân đậu… Các món ăn này góp phần làm cho bữa ăn ngày Tết của người xứ Nghệ thêm đậm đà, ấm cúng, phong phú và đa dạng.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.