Gần đây, với sự hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức hoạt động vì quyền lợi động vật, nhiều quốc gia đã cấm ăn thịt chó. Thế nhưng, tại một số nơi trên thế giới, tình trạng ăn thịt chó, buộc những con chó phải tham gia các cuộc chiến đẫm máu vẫn đang xảy ra một cách ngang nhiên, công khai, khiến nhiều người phẫn nộ.Tại làng Cikawao ở Majalaya, thuộc tỉnh Tây Java của Indonesia có một phong tục tàn nhẫn tên là "Adu Bagong". Phong tục này thực chất là những trận chiến tàn khốc giữa lợn rừng và chó nuôi, mục đích là để nâng giá trị của con chó và mua vui cho con người.Trong những trận chiến đẫm máu giữa lợn rừng và những con chó được nuôi như chó chiến, chỉ khi một bên bị thương nặng bỏ cuộc hoặc chết đi, trò chơi tử thần mới kết thúc.Khi trận đấu diễn ra, chó chiến và lợn rừng sẽ được đưa vào sàn đấu. Nền sàn đấu là đất nện, dài khoảng 30m, rộng 15m, phía xung quanh được rào chắn bằng tre, lưới thép.Để tham dự những trận chiến tử thần như thế này, chủ của chú chó cần phải trả số tiền nhất định tùy thuộc vào kích cỡ của con chó. Nếu con chó đó thẳng, chủ sở hữu có thể nhận được phần thưởng khoảng 2000 đô la Mỹ.Được biết, để tăng cường khả năng chiến thắng của những con chó chiến, chủ sở hữu thường đào tạo chúng rất khắt khe, cũng chăm sóc chúng theo chế độ đặc biệt.Trong cuộc chiến, nếu con lợn rừng chiến thắng, nó sẽ được đưa đi chữa trị và chờ đợi cuộc chiến tiếp theo. Nếu thua, nó sẽ bị đưa tới các lò mổ ngay lập tức.Ngược lại, khi chiến đấu với lợn rừng, những con chó có thể bị thương, hoặc thậm chí là bị những con lợn rừng húc đến chết. Nếu bị thương, chủ sở hữu sẽ tận tình giúp những con chó chữa trị.Theo người dân địa phương, phong tục "Adu Bagong" là một phong tục truyền thống cổ xưa tuy nhiên trên thực tế, phong tục được cho là bắt đầu vào khoảng năm 1960. Vào thời điểm đó, những con lợn rừng sinh sống tại địa phương quá nhiều. Để hạn chế tình trạng lợn rừng phá hoại mùa màng, người dân trong làng đã đào tạo những con chó thành những chiến binh quả cảm để xua đuổi và săn giết những con lợn rừng. Cuối cùng, nó biến thành trò chơi và thú tiêu khiển cho con người.Nói về vấn đề này, chủ sở hữu của những con chó chiến cũng có quan điểm khác. Họ cho rằng "Adu Bagong" là phong tục giúp người dân địa phương giữ gìn truyền thống săn bắn của mình, đồng thời cũng giúp đào tạo khả năng đi săn của những con chó.Agus Badud, một người thường xuyên đăng ký cho chó của mình tham gia chiến đấu với lợn rừng cho biết, những trận đấu này có thể mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Thông qua những trận chiến, giá trị của những con chó được nâng cao hơn nhiều.Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật kiên quyết phản đối những trận chiến đẫm máu này. Họ cho rằng đây là một hành vi phạm tội đối với động vật và thật độc ác khi bắt những con vật đáng thương phải chiến đấu đến chết chỉ để thỏa mãn sự ích kỷ và lợi ích của con người.
Gần đây, với sự hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức hoạt động vì quyền lợi động vật, nhiều quốc gia đã cấm ăn thịt chó. Thế nhưng, tại một số nơi trên thế giới, tình trạng ăn thịt chó, buộc những con chó phải tham gia các cuộc chiến đẫm máu vẫn đang xảy ra một cách ngang nhiên, công khai, khiến nhiều người phẫn nộ.
Tại làng Cikawao ở Majalaya, thuộc tỉnh Tây Java của Indonesia có một phong tục tàn nhẫn tên là "Adu Bagong". Phong tục này thực chất là những trận chiến tàn khốc giữa lợn rừng và chó nuôi, mục đích là để nâng giá trị của con chó và mua vui cho con người.
Trong những trận chiến đẫm máu giữa lợn rừng và những con chó được nuôi như chó chiến, chỉ khi một bên bị thương nặng bỏ cuộc hoặc chết đi, trò chơi tử thần mới kết thúc.
Khi trận đấu diễn ra, chó chiến và lợn rừng sẽ được đưa vào sàn đấu. Nền sàn đấu là đất nện, dài khoảng 30m, rộng 15m, phía xung quanh được rào chắn bằng tre, lưới thép.
Để tham dự những trận chiến tử thần như thế này, chủ của chú chó cần phải trả số tiền nhất định tùy thuộc vào kích cỡ của con chó. Nếu con chó đó thẳng, chủ sở hữu có thể nhận được phần thưởng khoảng 2000 đô la Mỹ.
Được biết, để tăng cường khả năng chiến thắng của những con chó chiến, chủ sở hữu thường đào tạo chúng rất khắt khe, cũng chăm sóc chúng theo chế độ đặc biệt.
Trong cuộc chiến, nếu con lợn rừng chiến thắng, nó sẽ được đưa đi chữa trị và chờ đợi cuộc chiến tiếp theo. Nếu thua, nó sẽ bị đưa tới các lò mổ ngay lập tức.
Ngược lại, khi chiến đấu với lợn rừng, những con chó có thể bị thương, hoặc thậm chí là bị những con lợn rừng húc đến chết. Nếu bị thương, chủ sở hữu sẽ tận tình giúp những con chó chữa trị.
Theo người dân địa phương, phong tục "Adu Bagong" là một phong tục truyền thống cổ xưa tuy nhiên trên thực tế, phong tục được cho là bắt đầu vào khoảng năm 1960. Vào thời điểm đó, những con lợn rừng sinh sống tại địa phương quá nhiều. Để hạn chế tình trạng lợn rừng phá hoại mùa màng, người dân trong làng đã đào tạo những con chó thành những chiến binh quả cảm để xua đuổi và săn giết những con lợn rừng. Cuối cùng, nó biến thành trò chơi và thú tiêu khiển cho con người.
Nói về vấn đề này, chủ sở hữu của những con chó chiến cũng có quan điểm khác. Họ cho rằng "Adu Bagong" là phong tục giúp người dân địa phương giữ gìn truyền thống săn bắn của mình, đồng thời cũng giúp đào tạo khả năng đi săn của những con chó.
Agus Badud, một người thường xuyên đăng ký cho chó của mình tham gia chiến đấu với lợn rừng cho biết, những trận đấu này có thể mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Thông qua những trận chiến, giá trị của những con chó được nâng cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật kiên quyết phản đối những trận chiến đẫm máu này. Họ cho rằng đây là một hành vi phạm tội đối với động vật và thật độc ác khi bắt những con vật đáng thương phải chiến đấu đến chết chỉ để thỏa mãn sự ích kỷ và lợi ích của con người.