Loài này được tìm thấy chủ yếu ở châu Á, qua cận lục địa Ấn Độ, tới Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở những khu rừng già, gần các dòng suối để bắt cá. Chim dài 16cm. Nhìn bề ngoài nó khá giống những loài bói cá khác, duy chỉ có một điểm khác biệt là nó có một đôi tai màu xanh được giấu kín, và phần đầu có màu cobalt sẫm. Thức ăn của nó là các loài tôm cua, chuồn chuồn và cá. Các nhà nghiên cứu rất ít khi bắt gặp được loài chim này.
Ông Suwanmon cho biết: “Điều quan trọng là để cho lũ chim thấy tôi thường xuyên, tạo dựng sự tin tưởng nơi chúng, rồi sau đó chụp ảnh chúng một cách tự nhiên nhất”. “Tôi đã mất rất nhiều thời gian sống cùng lũ chim trước khi có thể chụp được những bức hình này”. Sau khi nghiên cứu tập tính giao phối, ăn uống và chu kỳ sinh sống của loài chim này, ông Suwanmon đã tạo ra một phòng chụp ảnh trong rừng và tạo ra một cái ao nhân tạo để loài chim này bắt cá. Sau đó, ông này khuyến khích lũ chim bắt cá để chụp ảnh. Lũ chim này chuyển động rất nhanh, thường chúng chỉ mất một giây để bắt cá nên chụp được những bức ảnh này là một thách thức lớn. Những tác phẩm của ông đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng những nhiếp ảnh gia chuyên chụp về đời sống hoang dã. "Hi vọng đây chỉ là sự khởi đầu cho những bức ảnh chất lượng khác của tôi".
Loài này được tìm thấy chủ yếu ở châu Á, qua cận lục địa Ấn Độ, tới Đông Nam Á. Chúng sống chủ yếu ở những khu rừng già, gần các dòng suối để bắt cá.
Chim dài 16cm. Nhìn bề ngoài nó khá giống những loài bói cá khác, duy chỉ có một điểm khác biệt là nó có một đôi tai màu xanh được giấu kín, và phần đầu có màu cobalt sẫm.
Thức ăn của nó là các loài tôm cua, chuồn chuồn và cá.
Các nhà nghiên cứu rất ít khi bắt gặp được loài chim này.
Ông Suwanmon cho biết: “Điều quan trọng là để cho lũ chim thấy tôi thường xuyên, tạo dựng sự tin tưởng nơi chúng, rồi sau đó chụp ảnh chúng một cách tự nhiên nhất”.
“Tôi đã mất rất nhiều thời gian sống cùng lũ chim trước khi có thể chụp được những bức hình này”.
Sau khi nghiên cứu tập tính giao phối, ăn uống và chu kỳ sinh sống của loài chim này, ông Suwanmon đã tạo ra một phòng chụp ảnh trong rừng và tạo ra một cái ao nhân tạo để loài chim này bắt cá.
Sau đó, ông này khuyến khích lũ chim bắt cá để chụp ảnh. Lũ chim này chuyển động rất nhanh, thường chúng chỉ mất một giây để bắt cá nên chụp được những bức ảnh này là một thách thức lớn.
Những tác phẩm của ông đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng những nhiếp ảnh gia chuyên chụp về đời sống hoang dã.
"Hi vọng đây chỉ là sự khởi đầu cho những bức ảnh chất lượng khác của tôi".