Cá Ông mõm, hay còn gọi là cá Voi triết ra-ta (Balaenoptera acutorostrata) là một loài cá trong họ Balaenopteridae. Chúng phân bố ở bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, các vùng biển khơi của Việt Nam. Khi đến tuổi trưởng thành (6-8 năm tuổi), con đực phát triển dài khoảng 6,9 m, còn con cái 7,4 m. Cá Mú sọc trắng (Anyperodon leucogrammicus) là loài cá quý hiếm, rất ít gặp. Nó có 4 sọc trắng hoặc các hàng vết từ sau mắt đến thân, phân bố chủ yếu ở Nhật Bản, Biển Đỏ, Đông Nam Á và các vùng biển Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Trường Sa của Việt Nam.Cá Song mỡ (Epinephelus tauvina) có mõm hơi nhọn, mắt lớn, miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Răng nhọn, được xếp thành 2 dải hẹp. Chúng phân bố khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Cá Bướm mõm dài (Forcipiger longirostris) có đầu nhỏ, mõm rất dài, bằng 33 -38% chiều dài thân. Loài này sống trong các rạn san hô, thường gặp từng cặp hoặc 3 - 4 con ở mặt ngoài sườn rạn, phân bố chủ yếu ở Khánh Hòa, Vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa. Trên thế giới, chúng phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Cá chim hoàng đế (Pomacanthus imperator) có các dải xanh da trời và vàng, với dải đen quanh mắt. Loài này phân bố ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Cù Lao Câu (Bình Thuận), Côn Đảo, vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa. Cá Bò xanh hoa đỏ (Oxymonacanthus longirostris) có thân hơi dài, gai bụng to khỏe, đặc biệt nó không có vây bụng. Tại Việt Nam, loài này phấn bố ở quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Trai tai tượng lớn (Tridacna maxima) có vỏ thường nhỏ hơn 50cm, không đối xứng kéo dài về phía đuôi lỗ, với chiều dài bản lề bằng khoảng một nửa chiều dài vỏ, thường đục lỗ trong rạn san hô nhưng không sâu. Loài này được tìm thấy ở Trường Sa, Côn Đảo, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
Cá Ông mõm, hay còn gọi là cá Voi triết ra-ta (Balaenoptera acutorostrata) là một loài cá trong họ Balaenopteridae. Chúng phân bố ở bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, các vùng biển khơi của Việt Nam. Khi đến tuổi trưởng thành (6-8 năm tuổi), con đực phát triển dài khoảng 6,9 m, còn con cái 7,4 m.
Cá Mú sọc trắng (Anyperodon leucogrammicus) là loài cá quý hiếm, rất ít gặp. Nó có 4 sọc trắng hoặc các hàng vết từ sau mắt đến thân, phân bố chủ yếu ở Nhật Bản, Biển Đỏ, Đông Nam Á và các vùng biển Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Trường Sa của Việt Nam.
Cá Song mỡ (Epinephelus tauvina) có mõm hơi nhọn, mắt lớn, miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Răng nhọn, được xếp thành 2 dải hẹp. Chúng phân bố khắp các tỉnh ven biển Việt Nam, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Cá Bướm mõm dài (Forcipiger longirostris) có đầu nhỏ, mõm rất dài, bằng 33 -38% chiều dài thân. Loài này sống trong các rạn san hô, thường gặp từng cặp hoặc 3 - 4 con ở mặt ngoài sườn rạn, phân bố chủ yếu ở Khánh Hòa, Vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa. Trên thế giới, chúng phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Cá chim hoàng đế (Pomacanthus imperator) có các dải xanh da trời và vàng, với dải đen quanh mắt. Loài này phân bố ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Cù Lao Câu (Bình Thuận), Côn Đảo, vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa.
Cá Bò xanh hoa đỏ (Oxymonacanthus longirostris) có thân hơi dài, gai bụng to khỏe, đặc biệt nó không có vây bụng. Tại Việt Nam, loài này phấn bố ở quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa.
Trai tai tượng lớn (Tridacna maxima) có vỏ thường nhỏ hơn 50cm, không đối xứng kéo dài về phía đuôi lỗ, với chiều dài bản lề bằng khoảng một nửa chiều dài vỏ, thường đục lỗ trong rạn san hô nhưng không sâu. Loài này được tìm thấy ở Trường Sa, Côn Đảo, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.