Điện thoại và Smartphone: Năm 1926, Nikola Tesla - người được mệnh danh là "nhà khoa học điên" từng tiên đoán con người sẽ liên lạc được với nhau qua một thiết bị không dây, nhỏ gọn đủ để cất vừa túi áo vest. Đặc biệt, thiết bị ấy còn truyền được hình ảnh, thay thế được tivi..
Tivi và tai nghe: Năm 1953, tiểu thuyết gia huyền thoại người Mỹ Ray Bradbury đã tiên đoán rất nhiều công cụ thời hiện đại: từ headphone, tai nghe, tấm nền phẳng có thể phát ra hình ảnh giống hệt tivi thời nay, và cả những cỗ máy rút tiền của ngân hàng hoạt động 24/24. Hơn nửa thế kỷ sau, tất cả đều trở thành hiện thực.
Ghép tạng: Năm 1818, tiểu thuyết gia Mary Shelley - tác giả của tiểu thuyết huyền thoại Frankenstein đã đề cập đến ý tưởng hồi sinh người chết bằng sét (sốc điện) và cấy ghép nội tạng.
Thẻ tín dụng: Năm 1888, Edward Bellamy tiên đoán về thẻ tín dụng, với nội dung là một tấm thẻ cho phép người ta chi tiêu trước một khoản tiền do ngân hàng phát hành.
Xe tự lái: Năm 1969, Isaac Asimov có đề cập tới nhưng chiếc ô tô có thể tự vận hành mà không cần sự điều khiển của con người. Ngày nay, con người dần làm chủ được công nghệ này.
Video call: Năm 1910, Jean-Marc Côté đã đưa ra dự đoán về những cuộc gọi có hiện hình ảnh của người nói chuyện. Thời kỳ này, công nghệ video thậm chí còn không tồn tại.iPad: Năm 1968, tiểu thuyết gia Arthur Clark cho rằng đến năm 2000, báo giấy sẽ biến mất mà thay bằng những tờ báo điện tử, với thiết kế gần giống như các loại tablet như iPad hiện nay.Mạng xã hội: Năm 1909, Edward Morgan sáng tác tiểu thuyết viễn tưởng Machine Stops, trong đó có nói về việc mọi người sẽ dễ dàng giao tiếp với nhau qua màn hình - giống như những gì diễn ra vào thời địa Internet ngày nay.Nhà tắm thông minh: Trong tác phẩm En L'An 2000 - tái bản năm 1910 của họa sĩ người Pháp - Jean Marc Côté có một bức tranh giống hệt như các trung tâm làm đẹp và một số công cụ tương tự với các phòng tắm thông minh ngày nay.Học tập bằng công nghệ: Cũng trong En L'An 2000, nhiều bức vẽ dự đoán học sinh học tập theo một cách “đặc biệt” như đeo một thiết bị đặc biệt, bên cạnh là cỗ máy để nhét sách vào, xay ra và nhồi kiến thức vào đầu trẻ. Ngày nay dù không có cỗ máy như thế, nhưng việc ứng dụng công nghệ trong học tập đã thành hiện thực.
Mời độc giả xem video: Đừng trốn vì sẽ được tìm. Nguồn: VTV24.
Điện thoại và Smartphone: Năm 1926, Nikola Tesla - người được mệnh danh là "nhà khoa học điên" từng tiên đoán con người sẽ liên lạc được với nhau qua một thiết bị không dây, nhỏ gọn đủ để cất vừa túi áo vest. Đặc biệt, thiết bị ấy còn truyền được hình ảnh, thay thế được tivi..
Tivi và tai nghe: Năm 1953, tiểu thuyết gia huyền thoại người Mỹ Ray Bradbury đã tiên đoán rất nhiều công cụ thời hiện đại: từ headphone, tai nghe, tấm nền phẳng có thể phát ra hình ảnh giống hệt tivi thời nay, và cả những cỗ máy rút tiền của ngân hàng hoạt động 24/24. Hơn nửa thế kỷ sau, tất cả đều trở thành hiện thực.
Ghép tạng: Năm 1818, tiểu thuyết gia Mary Shelley - tác giả của tiểu thuyết huyền thoại Frankenstein đã đề cập đến ý tưởng hồi sinh người chết bằng sét (sốc điện) và cấy ghép nội tạng.
Thẻ tín dụng: Năm 1888, Edward Bellamy tiên đoán về thẻ tín dụng, với nội dung là một tấm thẻ cho phép người ta chi tiêu trước một khoản tiền do ngân hàng phát hành.
Xe tự lái: Năm 1969, Isaac Asimov có đề cập tới nhưng chiếc ô tô có thể tự vận hành mà không cần sự điều khiển của con người. Ngày nay, con người dần làm chủ được công nghệ này.
Video call: Năm 1910, Jean-Marc Côté đã đưa ra dự đoán về những cuộc gọi có hiện hình ảnh của người nói chuyện. Thời kỳ này, công nghệ video thậm chí còn không tồn tại.
iPad: Năm 1968, tiểu thuyết gia Arthur Clark cho rằng đến năm 2000, báo giấy sẽ biến mất mà thay bằng những tờ báo điện tử, với thiết kế gần giống như các loại tablet như iPad hiện nay.
Mạng xã hội: Năm 1909, Edward Morgan sáng tác tiểu thuyết viễn tưởng Machine Stops, trong đó có nói về việc mọi người sẽ dễ dàng giao tiếp với nhau qua màn hình - giống như những gì diễn ra vào thời địa Internet ngày nay.
Nhà tắm thông minh: Trong tác phẩm En L'An 2000 - tái bản năm 1910 của họa sĩ người Pháp - Jean Marc Côté có một bức tranh giống hệt như các trung tâm làm đẹp và một số công cụ tương tự với các phòng tắm thông minh ngày nay.
Học tập bằng công nghệ: Cũng trong En L'An 2000, nhiều bức vẽ dự đoán học sinh học tập theo một cách “đặc biệt” như đeo một thiết bị đặc biệt, bên cạnh là cỗ máy để nhét sách vào, xay ra và nhồi kiến thức vào đầu trẻ. Ngày nay dù không có cỗ máy như thế, nhưng việc ứng dụng công nghệ trong học tập đã thành hiện thực.
Mời độc giả xem video: Đừng trốn vì sẽ được tìm. Nguồn: VTV24.