Hải sâm hay dưa chuột biển bị quấy rầy sẽ lộn ngược và bám vào hậu môn của kẻ tấn công để đối phương bị sao nhãng và không thể tấn công. Hải sâm cũng có thể biến cơ thể thành một chất nhầy nhớp nháp để chạy trốn kẻ thù dễ dàng hơn. Chồn Opossum là siêu thiên tài trong việc phòng thủ. Loài này sẽ giả vờ chết khi gặp kẻ thù, nó rơi xuống đất, sùi bọt mép và nằm bất động, sau đó tiết ra chất lỏng màu xanh có mùi hôi từ tuyến hậu môn. Cá chuồn sinh sống trong vùng nước sâu ở đại dương, loài này có vây ngực tiến hóa lớn bất thường và có chức năng như một đôi cánh. Khi gặp kẻ thù, cá chuồn có thể nhảy lên khỏi mặt nước và bay ở một khoảng cách khá dài (khoảng 50 – 200m). Vây của nó xòe ra như cánh quạt giúp bay thoát khỏi kẻ thù. Nhím có mào châu Phi xù lông, làm cơ thể trông phình to hơn khi gặp kẻ thù. Chúng cũng có thể phóng các lông sắc nhọn vào kẻ thù hoặc dừng lại đột ngột để kẻ thù đâm sầm vào bộ lông tua tủa của nó. Các gai nhỏ ở đầu lông nhím găm sâu vào vết thương, làm vỡ các mạch máu và thậm chí cả cơ quan nội tạng. Chim sả châu Âu chọn cách tự vệ ẩn mình trong chất thải để trốn tránh kẻ thù. Loài chim này nôn ra một chất lỏng màu cam bốc mùi lên cơ thể của chính mình. Ấu trùng bọ khoai tây có cách phòng thủ gần như chim sả châu Âu, nhưng chúng sẽ tự phủ phân của mình lên cơ thể. Phân của ấu trùng này là các chất thải cặn bã, hôi thối và cực kỳ độc hại. Bạch tuộc Japetella trốn tránh kẻ săn mồi bằng cách tiết ra một loại ánh sáng khiến gần như toàn thân chúng trở nên trong suốt. Kẻ thù chỉ có thể quan sát thật kỹ mới nhận ra con vật này bởi mắt và ruột của nó. Cá mút đá Myxin có cơ thể thon dài giống lươn. Khi bị tấn công, nó nhả ra chất nhờn dính sẽ hóa đặc quánh khi kết hợp với nước. Sau khi nhả ra chất nhờn, nó sẽ vắt xoắn từ đầu đến đuôi để loại bỏ mọi chất nhờn. Chất nhờn của loài này giống như thạch, khiến kẻ thù có thể chết ngạt. Sa giông Pleurodeles Waltl bị tấn công sẽ dùng những chiếc xương sườn sắc nhọn di chuyển dọc theo đốt sống về phía trước và thọc những đầu nhọn xuyên qua lớp da. Trên đỉnh của đầu nhọn sẽ tiết ra chất độc làm đau đớn, tê liệt thậm chí gây ra cái chết cho kẻ thù. Sau khi tiêu diệt được kẻ thù, xương sườn sẽ được thu vào trong trở lại. Thằn lằn có sừng có cơ chế phòng vệ đa dạng như ngụy trang, làm phồng cơ thể hoặc chạy bước ngắn để gây bối rối cho kẻ thù. Nhưng cơ chế phòng vệ kỳ quái hơn cả là phun máu từ mắt mình vào những kẻ tấn công.
Hải sâm hay dưa chuột biển bị quấy rầy sẽ lộn ngược và bám vào hậu môn của kẻ tấn công để đối phương bị sao nhãng và không thể tấn công. Hải sâm cũng có thể biến cơ thể thành một chất nhầy nhớp nháp để chạy trốn kẻ thù dễ dàng hơn.
Chồn Opossum là siêu thiên tài trong việc phòng thủ. Loài này sẽ giả vờ chết khi gặp kẻ thù, nó rơi xuống đất, sùi bọt mép và nằm bất động, sau đó tiết ra chất lỏng màu xanh có mùi hôi từ tuyến hậu môn.
Cá chuồn sinh sống trong vùng nước sâu ở đại dương, loài này có vây ngực tiến hóa lớn bất thường và có chức năng như một đôi cánh. Khi gặp kẻ thù, cá chuồn có thể nhảy lên khỏi mặt nước và bay ở một khoảng cách khá dài (khoảng 50 – 200m). Vây của nó xòe ra như cánh quạt giúp bay thoát khỏi kẻ thù.
Nhím có mào châu Phi xù lông, làm cơ thể trông phình to hơn khi gặp kẻ thù. Chúng cũng có thể phóng các lông sắc nhọn vào kẻ thù hoặc dừng lại đột ngột để kẻ thù đâm sầm vào bộ lông tua tủa của nó. Các gai nhỏ ở đầu lông nhím găm sâu vào vết thương, làm vỡ các mạch máu và thậm chí cả cơ quan nội tạng.
Chim sả châu Âu chọn cách tự vệ ẩn mình trong chất thải để trốn tránh kẻ thù. Loài chim này nôn ra một chất lỏng màu cam bốc mùi lên cơ thể của chính mình.
Ấu trùng bọ khoai tây có cách phòng thủ gần như chim sả châu Âu, nhưng chúng sẽ tự phủ phân của mình lên cơ thể. Phân của ấu trùng này là các chất thải cặn bã, hôi thối và cực kỳ độc hại.
Bạch tuộc Japetella trốn tránh kẻ săn mồi bằng cách tiết ra một loại ánh sáng khiến gần như toàn thân chúng trở nên trong suốt. Kẻ thù chỉ có thể quan sát thật kỹ mới nhận ra con vật này bởi mắt và ruột của nó.
Cá mút đá Myxin có cơ thể thon dài giống lươn. Khi bị tấn công, nó nhả ra chất nhờn dính sẽ hóa đặc quánh khi kết hợp với nước. Sau khi nhả ra chất nhờn, nó sẽ vắt xoắn từ đầu đến đuôi để loại bỏ mọi chất nhờn. Chất nhờn của loài này giống như thạch, khiến kẻ thù có thể chết ngạt.
Sa giông Pleurodeles Waltl bị tấn công sẽ dùng những chiếc xương sườn sắc nhọn di chuyển dọc theo đốt sống về phía trước và thọc những đầu nhọn xuyên qua lớp da. Trên đỉnh của đầu nhọn sẽ tiết ra chất độc làm đau đớn, tê liệt thậm chí gây ra cái chết cho kẻ thù. Sau khi tiêu diệt được kẻ thù, xương sườn sẽ được thu vào trong trở lại.
Thằn lằn có sừng có cơ chế phòng vệ đa dạng như ngụy trang, làm phồng cơ thể hoặc chạy bước ngắn để gây bối rối cho kẻ thù. Nhưng cơ chế phòng vệ kỳ quái hơn cả là phun máu từ mắt mình vào những kẻ tấn công.