Một nhiếp ảnh gia tại Indonesia đang thiết lập các thông số để chụp cảnh núi lửa phun trào, thì vô tình bắt được khoảnh khắc một tia sáng xanh chiếu thẳng xuống đỉnh Merapi.Bức ảnh lập tức nhận được sự chú ý của cư dân mạng. nhiều người thắc mắc nguồn gốc của tia sáng xanh kỳ lạ này. Thậm chí còn đặt ra giả thuyết đó là tín hiệu của người ngoài hành tinh.Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vệt sáng xanh thực chất là thiên thạch từ trận mưa sao băng Eta Aquarids và Arietids xảy ra từ ngày 19/4 đến ngày 24/6.Mưa sao băng là hiện tượng các thiên thạch từ vũ trụ lao vào bầu khí quyển của Trái Đất với số lượng lớn và tốc độ cao, ma sát với không khí khiến cho nó trở nên bốc cháy.Thiên thạch bốc cháy sẽ tạo ra các vệt sáng, được gọi là sao băng, màu sắc tùy vào thành phần hóa học của chúng. Phân tích vệt sáng trên núi lửa Merapi, các nhà khoa học cho rằng màu xanh có thể do hàm lượng magie cao trong thiên thạch.Mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (Bảo Bình), bắt đầu từ ngày 19/4 và kết thúc vào 28/5. Tuy nhiên, thời điểm cực đại của hiện tượng này sẽ rơi vào ngày 5-6/5 và đẹp nhất vào sau 3 giờ sáng.Mưa sao băng Arietids được cho kéo dài từ 14/5-24/6. Mỗi năm Trái đất có thể quan sát tới 30 trận mưa sao băng. Sao băng thường có kích thước nhỏ - chỉ từ như hạt bụi cho đến viên đá.Chúng thường có kích thước đủ nhỏ để bị đốt cháy nhanh chóng khi rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, chính vì thế có rất ít khả năng đâm sầm vào bề mặt Trái Đất.Trong khi đang diễn ra một cơn mưa sao băng, những vệt sáng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu, nhưng “đuôi” của chúng thì chỉ dường như chụm lại một điểm trên bầu trời đêm.Đó là do tất cả các sao băng bay đến chúng ta cùng một góc độ giống nhau, và khi chúng đến gần Trái Đất hơn thì hiệu ứng chiều sâu làm cho chúng trông như tách xa nhau ra.Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao mà các sao băng xuất hiện, từ góc nhìn là ở Trái Đất. Ví dụ như mưa sao băng Orionids, diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 10 hàng năm, lấy theo tên chòm sao Thợ Săn (Orion), nơi mà các sao băng xuất hiện gần đó.Từ xưa đến nay con người thường quan niệm rằng, nhìn thấy sao băng là một điều may mắn. Vậy nhiếp ảnh gia chụp được sao băng rơi xuống đỉnh núi lửa chắc hẳn còn may mắn hơn gấp bội.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một nhiếp ảnh gia tại Indonesia đang thiết lập các thông số để chụp cảnh núi lửa phun trào, thì vô tình bắt được khoảnh khắc một tia sáng xanh chiếu thẳng xuống đỉnh Merapi.
Bức ảnh lập tức nhận được sự chú ý của cư dân mạng. nhiều người thắc mắc nguồn gốc của tia sáng xanh kỳ lạ này. Thậm chí còn đặt ra giả thuyết đó là tín hiệu của người ngoài hành tinh.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vệt sáng xanh thực chất là thiên thạch từ trận mưa sao băng Eta Aquarids và Arietids xảy ra từ ngày 19/4 đến ngày 24/6.
Mưa sao băng là hiện tượng các thiên thạch từ vũ trụ lao vào bầu khí quyển của Trái Đất với số lượng lớn và tốc độ cao, ma sát với không khí khiến cho nó trở nên bốc cháy.
Thiên thạch bốc cháy sẽ tạo ra các vệt sáng, được gọi là sao băng, màu sắc tùy vào thành phần hóa học của chúng. Phân tích vệt sáng trên núi lửa Merapi, các nhà khoa học cho rằng màu xanh có thể do hàm lượng magie cao trong thiên thạch.
Mưa sao băng Eta Aquarids có trung tâm là chòm sao Aquarius (Bảo Bình), bắt đầu từ ngày 19/4 và kết thúc vào 28/5. Tuy nhiên, thời điểm cực đại của hiện tượng này sẽ rơi vào ngày 5-6/5 và đẹp nhất vào sau 3 giờ sáng.
Mưa sao băng Arietids được cho kéo dài từ 14/5-24/6. Mỗi năm Trái đất có thể quan sát tới 30 trận mưa sao băng. Sao băng thường có kích thước nhỏ - chỉ từ như hạt bụi cho đến viên đá.
Chúng thường có kích thước đủ nhỏ để bị đốt cháy nhanh chóng khi rơi vào bầu khí quyển của chúng ta, chính vì thế có rất ít khả năng đâm sầm vào bề mặt Trái Đất.
Trong khi đang diễn ra một cơn mưa sao băng, những vệt sáng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu, nhưng “đuôi” của chúng thì chỉ dường như chụm lại một điểm trên bầu trời đêm.
Đó là do tất cả các sao băng bay đến chúng ta cùng một góc độ giống nhau, và khi chúng đến gần Trái Đất hơn thì hiệu ứng chiều sâu làm cho chúng trông như tách xa nhau ra.
Mưa sao băng được đặt tên theo chòm sao mà các sao băng xuất hiện, từ góc nhìn là ở Trái Đất. Ví dụ như mưa sao băng Orionids, diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 10 hàng năm, lấy theo tên chòm sao Thợ Săn (Orion), nơi mà các sao băng xuất hiện gần đó.
Từ xưa đến nay con người thường quan niệm rằng, nhìn thấy sao băng là một điều may mắn. Vậy nhiếp ảnh gia chụp được sao băng rơi xuống đỉnh núi lửa chắc hẳn còn may mắn hơn gấp bội.