Khi ngủ, cá heo thả cơ thể trôi theo dòng nước, nửa bán cầu não của chúng ngừng hoạt động trong khi nửa còn lại vẫn hoạt động để nhận biết kẻ thù, đồng loại, hay khi nào cần thêm không khí. Sau hai giờ, hai bán cầu não lại đổi nhiệm vụ để cả hai đều có thể nghỉ ngơi tốt nhất. Ngoài cá heo, thói quen ngủ của các loài động vật khác cũng khiến các nhà khoa học cũng phải sửng sốtBan đầu, cá nhà táng được cho là có thói quen ngủ gần giống như cá heo nhưng thực chất không phải thế. Khi ngủ, chúng không hề thở cũng không di chuyển và chỉ ngủ rất ít. Đây được coi là loài động vật có vú ít phụ thuộc vào giấc ngủ nhất trên hành tinh.Tương tự như cá nhà táng, hươu cao cổ ngủ rất ít, chỉ khoảng 20 phút mỗi ngày để tránh kẻ thù. Với thân hình cao lớn quá khổ, chúng rất khó nằm xuống để ngủ nhưng khi ngủ, tư thế của chúng rất đáng yêu.Ngủ ngay trên biển trong tư thế nằm ngửa nên rái cá biển rất lo bị nước cuốn trôi đi. Để tránh điều này, chúng thường nắm tay nhau hoặc quấn đuôi vào các đám rong biển. Vì vậy, nhiều người rất ngưỡng mộ khi thấy hai chú rái cá nắm tay nhau ngủ vô cùng hạnh phúc.Phải dành rất nhiều thời gian để săn mồi nên hải âu mày đen phải tranh thủ ngủ ngay trong lúc bay lượn trên bầu trời. Chim én Alpine cũng ngủ theo cách này, mỗi giấc ngủ chỉ vài giây nên chúng có thể bay liên tục trong nhiều ngày mà không đậu xuống nghỉ ngơi.Khi ngủ, vịt ngủ theo từng nhóm, xếp hàng ngay ngắn, trong đó con đứng cuối hàng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại vẫn mở, hướng về phía đồng loại để canh chừng những động tĩnh lạ. Chỉ có những con vịt đứng giữa hàng mới nhắm cả hai mắt, đồng thời tất cả đều sẽ co một chân lên.Chồn đất châu Phi nằm chồng lên nhau trong tổ để ngủ, với một tai luôn vểnh lên để nghe ngóng nguy hiểm. Nữ chúa trong đàn sẽ nằm ở giữa và có giấc ngủ sâu nhất. Các con giữ vị trí lính gác sẽ nằm ngủ ở phía ngoài và luôn thức giấc đầu tiên nếu có bất kỳ tiếng động nào.Voi, ngựa và ngựa vằn đều là những loài ngủ đứng nhờ khả năng khóa 4 chân trong tư thế thẳng đứng. Chim hồng hạc cũng là loài ngủ đứng bởi chúng rất khó có thể tìm thấy một nơi nghỉ ngơi thật thoải mái trong môi trường sống của mình.Dơi nổi tiếng với tư thế ngủ treo ngược cành cây và ngủ suốt cả ngày, đến ban đêm mới thức dậy kiếm ăn. Trong đó, loài dơi nâu ngủ tới 19h/ngày. Các loài động vật có giấc ngủ ngày dài sau dơi là tatu, thú có túi ôpôt, con lười, hổ và mèo nhà.Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc bơi của cá nhám gai có thể được điều khiển bởi tủy sống chứ không phải do não nên bộ não của chúng hoàn toàn có thể nghỉ ngơi trong khi vẫn có thể bơi và lấy oxy qua mang như các loài cá mập khác.Hải mã cũng có thể ngủ và bơi cùng lúc nên có thể ngủ bất cứ nơi nào. Chúng có thể nhịn thở tới 5 phút và tranh thủ chợp mắt dưới nước hay ngủ thật sâu trong vòng 19 giờ bằng cách tự thổi phồng cơ thể để làm phao nổi trên mặt nước.Sên sa mạc khiến các nhà khoa học kinh ngạc với giấc ngủ kéo dài hàng năm của chúng. Vì vậy, một con ốc sên sa mạc Ấn Độ bị coi là đã chết, được đưa vào viện bảo tàng trưng bày và khiến nhiều người hốt hoảng khi nhận ra rằng nó vẫn còn tiết ra chất nhờn.Khi ngủ đông, cơ thể ếch không chỉ ngừng hoạt động mà còn đóng băng một phần, tim ngừng đập đồng thời ngừng thở. Khi mùa xuân tới, cơ thể chúng dần ấm lên và tiếp tục cuộc sống nhảy nhót của mình.Nếu mang thai đúng vào mùa đông, gấu mẹ vẫn ngủ đông bình thường, nhịp tim chậm lại, không ăn uống, đi vệ sinh hay vận động. Nhưng đến lúc sinh, gấu mẹ sẽ tự thức dậy và lại tiếp tục ngủ sau khi sinh xong. Gấu con vẫn bú mẹ đang ngủ trong vài tháng tiếp theo cho đến khi mẹ thức dậy và đưa chúng ra thế giới bên ngoài.Là những người họ hàng rất gần của loài người, đười ươi, khỉ đột, tinh tinh đều cuộn tròn khi ngủ như chúng ta. Không những thế, chúng còn biết làm giường hoặc tìm chỗ ngủ thật thoải mái để có thể ngủ lâu hơn và ngon hơn.
Khi ngủ, cá heo thả cơ thể trôi theo dòng nước, nửa bán cầu não của chúng ngừng hoạt động trong khi nửa còn lại vẫn hoạt động để nhận biết kẻ thù, đồng loại, hay khi nào cần thêm không khí. Sau hai giờ, hai bán cầu não lại đổi nhiệm vụ để cả hai đều có thể nghỉ ngơi tốt nhất. Ngoài cá heo, thói quen ngủ của các loài động vật khác cũng khiến các nhà khoa học cũng phải sửng sốt
Ban đầu, cá nhà táng được cho là có thói quen ngủ gần giống như cá heo nhưng thực chất không phải thế. Khi ngủ, chúng không hề thở cũng không di chuyển và chỉ ngủ rất ít. Đây được coi là loài động vật có vú ít phụ thuộc vào giấc ngủ nhất trên hành tinh.
Tương tự như cá nhà táng, hươu cao cổ ngủ rất ít, chỉ khoảng 20 phút mỗi ngày để tránh kẻ thù. Với thân hình cao lớn quá khổ, chúng rất khó nằm xuống để ngủ nhưng khi ngủ, tư thế của chúng rất đáng yêu.
Ngủ ngay trên biển trong tư thế nằm ngửa nên rái cá biển rất lo bị nước cuốn trôi đi. Để tránh điều này, chúng thường nắm tay nhau hoặc quấn đuôi vào các đám rong biển. Vì vậy, nhiều người rất ngưỡng mộ khi thấy hai chú rái cá nắm tay nhau ngủ vô cùng hạnh phúc.
Phải dành rất nhiều thời gian để săn mồi nên hải âu mày đen phải tranh thủ ngủ ngay trong lúc bay lượn trên bầu trời. Chim én Alpine cũng ngủ theo cách này, mỗi giấc ngủ chỉ vài giây nên chúng có thể bay liên tục trong nhiều ngày mà không đậu xuống nghỉ ngơi.
Khi ngủ, vịt ngủ theo từng nhóm, xếp hàng ngay ngắn, trong đó con đứng cuối hàng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại vẫn mở, hướng về phía đồng loại để canh chừng những động tĩnh lạ. Chỉ có những con vịt đứng giữa hàng mới nhắm cả hai mắt, đồng thời tất cả đều sẽ co một chân lên.
Chồn đất châu Phi nằm chồng lên nhau trong tổ để ngủ, với một tai luôn vểnh lên để nghe ngóng nguy hiểm. Nữ chúa trong đàn sẽ nằm ở giữa và có giấc ngủ sâu nhất. Các con giữ vị trí lính gác sẽ nằm ngủ ở phía ngoài và luôn thức giấc đầu tiên nếu có bất kỳ tiếng động nào.
Voi, ngựa và ngựa vằn đều là những loài ngủ đứng nhờ khả năng khóa 4 chân trong tư thế thẳng đứng. Chim hồng hạc cũng là loài ngủ đứng bởi chúng rất khó có thể tìm thấy một nơi nghỉ ngơi thật thoải mái trong môi trường sống của mình.
Dơi nổi tiếng với tư thế ngủ treo ngược cành cây và ngủ suốt cả ngày, đến ban đêm mới thức dậy kiếm ăn. Trong đó, loài dơi nâu ngủ tới 19h/ngày. Các loài động vật có giấc ngủ ngày dài sau dơi là tatu, thú có túi ôpôt, con lười, hổ và mèo nhà.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc bơi của cá nhám gai có thể được điều khiển bởi tủy sống chứ không phải do não nên bộ não của chúng hoàn toàn có thể nghỉ ngơi trong khi vẫn có thể bơi và lấy oxy qua mang như các loài cá mập khác.
Hải mã cũng có thể ngủ và bơi cùng lúc nên có thể ngủ bất cứ nơi nào. Chúng có thể nhịn thở tới 5 phút và tranh thủ chợp mắt dưới nước hay ngủ thật sâu trong vòng 19 giờ bằng cách tự thổi phồng cơ thể để làm phao nổi trên mặt nước.
Sên sa mạc khiến các nhà khoa học kinh ngạc với giấc ngủ kéo dài hàng năm của chúng. Vì vậy, một con ốc sên sa mạc Ấn Độ bị coi là đã chết, được đưa vào viện bảo tàng trưng bày và khiến nhiều người hốt hoảng khi nhận ra rằng nó vẫn còn tiết ra chất nhờn.
Khi ngủ đông, cơ thể ếch không chỉ ngừng hoạt động mà còn đóng băng một phần, tim ngừng đập đồng thời ngừng thở. Khi mùa xuân tới, cơ thể chúng dần ấm lên và tiếp tục cuộc sống nhảy nhót của mình.
Nếu mang thai đúng vào mùa đông, gấu mẹ vẫn ngủ đông bình thường, nhịp tim chậm lại, không ăn uống, đi vệ sinh hay vận động. Nhưng đến lúc sinh, gấu mẹ sẽ tự thức dậy và lại tiếp tục ngủ sau khi sinh xong. Gấu con vẫn bú mẹ đang ngủ trong vài tháng tiếp theo cho đến khi mẹ thức dậy và đưa chúng ra thế giới bên ngoài.
Là những người họ hàng rất gần của loài người, đười ươi, khỉ đột, tinh tinh đều cuộn tròn khi ngủ như chúng ta. Không những thế, chúng còn biết làm giường hoặc tìm chỗ ngủ thật thoải mái để có thể ngủ lâu hơn và ngon hơn.