Trong vương quốc động vật, voi bạch tạng vốn đã rất hiếm nhưng voi châu Phi bạch tạng còn hiếm hơn nữa, có thể nói tần số xuất hiện của voi châu Phi bạch tạng là cực kỳ ít, chúng hiếm đến nỗi chưa bao giờ xuất hiện đồng thời hai cá thể voi châu Phi bạch tạng còn sống.Con voi bạch tạng màu hồng này được phát hiện ở khu vực sông Shingwedzi, vườn quốc gia Kruger, Nam Phi khi đang uống nước cùng với mẹ và đàn của mình.Tuy rất nổi bật với màu sắc của mình nhưng đồng thời chú voi bạch tạng quý hiếm này cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau như chứng bệnh về da, về thị lực. Việc thiếu sắc tố có thể khiến voi con mắc bệnh ung thư da do thường xuyên phải tiếp xúc với cái nắng gay gắt ở châu Phi.Tệ hơn, nó có thể bị mù lòa do đôi mắt của những con vật bị mắc bệnh bạch tạng cực kỳ yếu và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Tuổi thọ của những động vật bạch tạng thường không cao và có lẽ chú voi con này cũng không ngoại lệ.Hơn nữa, do khác biệt, voi con bạch tạng sẽ phải đấu tranh, chứng tỏ bản thân mình rất nhiều để được cả đàn voi chấp nhận và bảo vệ.Sau khi đã được giải khát, voi con màu hồng đi theo sau mẹ, trở về khu vực quen thuộc của mình, rời khỏi phạm vi mà mọi người có thể quan sát.Khách du lịch đồng thời là nhiếp ảnh gia nghiệp dư Nicki Coertze là người đã phát hiện và chụp được những bức ảnh thú vị này. Ông cho biết, mỗi năm ông ở vườn quốc gia Kruger khoảng 20 đến 30 ngày nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một con voi bạch tạng với màu hồng nổi bật như vậy.
Trong vương quốc động vật, voi bạch tạng vốn đã rất hiếm nhưng voi châu Phi bạch tạng còn hiếm hơn nữa, có thể nói tần số xuất hiện của voi châu Phi bạch tạng là cực kỳ ít, chúng hiếm đến nỗi chưa bao giờ xuất hiện đồng thời hai cá thể voi châu Phi bạch tạng còn sống.
Con voi bạch tạng màu hồng này được phát hiện ở khu vực sông Shingwedzi, vườn quốc gia Kruger, Nam Phi khi đang uống nước cùng với mẹ và đàn của mình.
Tuy rất nổi bật với màu sắc của mình nhưng đồng thời chú voi bạch tạng quý hiếm này cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau như chứng bệnh về da, về thị lực. Việc thiếu sắc tố có thể khiến voi con mắc bệnh ung thư da do thường xuyên phải tiếp xúc với cái nắng gay gắt ở châu Phi.
Tệ hơn, nó có thể bị mù lòa do đôi mắt của những con vật bị mắc bệnh bạch tạng cực kỳ yếu và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Tuổi thọ của những động vật bạch tạng thường không cao và có lẽ chú voi con này cũng không ngoại lệ.
Hơn nữa, do khác biệt, voi con bạch tạng sẽ phải đấu tranh, chứng tỏ bản thân mình rất nhiều để được cả đàn voi chấp nhận và bảo vệ.
Sau khi đã được giải khát, voi con màu hồng đi theo sau mẹ, trở về khu vực quen thuộc của mình, rời khỏi phạm vi mà mọi người có thể quan sát.
Khách du lịch đồng thời là nhiếp ảnh gia nghiệp dư Nicki Coertze là người đã phát hiện và chụp được những bức ảnh thú vị này. Ông cho biết, mỗi năm ông ở vườn quốc gia Kruger khoảng 20 đến 30 ngày nhưng đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy một con voi bạch tạng với màu hồng nổi bật như vậy.