Có khá nhiều người Việt chưa từng nhìn thấy quả vả bao giờ. Nhưng câu "lòng vả như lòng sung" thì hẳn ai cũng đã từng nghe. Vậy quả vả là loại quả như thế nào? (Ảnh trong bài chụp tại TP Huế).Quả vả là quả cây vả, một loài cây có tên khoa học Ficus auriculata, thuộc chi Ficus. Đây là loài cây bản địa của Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á.Quả vả trông giống như quả sung, nhưng hơi dẹt và to hơn rất nhiều, cỡ nắm tay trẻ em. Do kích thước khủng nên một số người còn gọi nó là " sung khổng lồ".So với lá sung, lá vả cũng có kích thước lớn hơn rất nhiều, hình dáng rộng bản chứ không thuôn thuôn như lá sung.Cũng như quả sung, quả vả mọc thành chùm trên cả cành và thân cây. Đặc biệt, càng gần gốc thì quả càng sai.Mỗi chùm vả có hơn cả chục trái xanh tươi, có lông tơ mịn màng, khi chín nẫu thì ngả màu nâu.Và chúng cũng "rụng nhiều như sung" vậy.Công dụng chính của quả vả là làm thực phẩm.Quả vả khi chín có vị ngòn ngọt, giòn giòn lẫn chút chát chát, có thể được dùng để ăn tươi.Với các bà nội trợ khéo tay, quả vả được dùng để làm nhiều món ăn khác nhau như muối chua, làm gỏi, hầm với thịt, ăn kèm rau sống, làm mứt...Ngoài ra, quả vả cũng là một nguyên liệu y học cổ truyền. Theo Đông y, loại quả này có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu...Mùa vả kéo dài từ tháng 12 tới tháng 3. Các thời gian khác trong năm cây vẫn cho trái lai rai.Nhìn chung, quả vả được sử dụng nhiều ở khu vực miền Trung hơn các vùng miền khác. Ở Hà Nội nay TP HCM, đây là loại quả lạ lẫm với nhiều người.Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường không cao nên cây vả không được trồng trên quy mô lớn mà chỉ trồng lẻ tẻ trong vườn nhà của các hộ gia đình.
Có khá nhiều người Việt chưa từng nhìn thấy quả vả bao giờ. Nhưng câu "lòng vả như lòng sung" thì hẳn ai cũng đã từng nghe. Vậy quả vả là loại quả như thế nào? (Ảnh trong bài chụp tại TP Huế).
Quả vả là quả cây vả, một loài cây có tên khoa học Ficus auriculata, thuộc chi Ficus. Đây là loài cây bản địa của Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á.
Quả vả trông giống như quả sung, nhưng hơi dẹt và to hơn rất nhiều, cỡ nắm tay trẻ em. Do kích thước khủng nên một số người còn gọi nó là " sung khổng lồ".
So với lá sung, lá vả cũng có kích thước lớn hơn rất nhiều, hình dáng rộng bản chứ không thuôn thuôn như lá sung.
Cũng như quả sung, quả vả mọc thành chùm trên cả cành và thân cây. Đặc biệt, càng gần gốc thì quả càng sai.
Mỗi chùm vả có hơn cả chục trái xanh tươi, có lông tơ mịn màng, khi chín nẫu thì ngả màu nâu.
Và chúng cũng "rụng nhiều như sung" vậy.
Công dụng chính của quả vả là làm thực phẩm.
Quả vả khi chín có vị ngòn ngọt, giòn giòn lẫn chút chát chát, có thể được dùng để ăn tươi.
Với các bà nội trợ khéo tay, quả vả được dùng để làm nhiều món ăn khác nhau như muối chua, làm gỏi, hầm với thịt, ăn kèm rau sống, làm mứt...
Ngoài ra, quả vả cũng là một nguyên liệu y học cổ truyền. Theo Đông y, loại quả này có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu...
Mùa vả kéo dài từ tháng 12 tới tháng 3. Các thời gian khác trong năm cây vẫn cho trái lai rai.
Nhìn chung, quả vả được sử dụng nhiều ở khu vực miền Trung hơn các vùng miền khác. Ở Hà Nội nay TP HCM, đây là loại quả lạ lẫm với nhiều người.
Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường không cao nên cây vả không được trồng trên quy mô lớn mà chỉ trồng lẻ tẻ trong vườn nhà của các hộ gia đình.