Ngay cả khi đã chết, nọc độc trong xúc tu của những con sứa vẫn có thể gây hại cho con người bởi chúng vẫn có thể đốt vào da người được.Nhìn từ bên ngoài, sứa trông giống như một giọt nước mềm mại, mong manh. Điều này là do 95% cơ thể sứa là nước, còn lại là khoáng chất và protein. Giữa hai lớp hạ bì là một dạng gelatin có chứa các tế bào cơ, tế bào thần kinh, và protein cấu trúc.Các nhà máy điện hạt nhân ở Scotland, Thụy Điển, California, Israel, và Nhật Bản đều phải cẩn trọng với sinh vật nhỏ bé này. Vì phải sử dụng nguồn nước từ bên ngoài để làm nguội các thanh nhiên liệu trong lõi lò phản ứng nhưng nếu nước có những con sứa, chúng có thể làm tắc nghẽn cả hệ thống.Turritopsis dohrnii còn được gọi là loài sứa bất tử bởi chúng có khả năng đảo ngược vòng đời trở lại thành một polyp và bắt đầu lớn lên thêm một lần nữa. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu loài sứa này sẽ mở ra cơ hội bất tử cho con người.Sứa là sinh vật đã sinh sống trong các đại dương trên trái đất từ hơn 650 triệu năm trước, khiến chúng trở thành loài cổ xưa hơn cả cá mập và khủng long.Phialella zappai là tên của một loài sứa được đặt theo tên tên Frank Zappa - nhạc sĩ yêu thích của các nhà khoa học phát hiện ra nó.Năm 1991, NASA đã đưa 2.478 polyp sứa vào không gian. Chúng được lưu giữ trong bình và túi chứa nước biển nhân tạo, được các phi hành gia tiêm hóa chất kích thích chúng sinh sản. Đến giai đoạn cuối, thí nghiệm đã tạo ra tới 60.000 con sứa trong quỹ đạo của Trái đất.Con sứa không có phổi, ruột hay dạ dày hay mà sử dụng hệ thống gồm hai lớp tế bào biểu bì để tiêu hóa thức ăn, sinh sản. Chúng có khả năng hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng qua các tế bào trong hai lớp biểu bì đó.Loài sứa lớn nhất được biết đến là sứa bờm sư tử với kích thước đường kính có thể lên tới 6 m và các xúc tu dài tới 50 m. Loài sứa nhỏ nhất là Kingslayer Common với kích thước không bằng một chiếc móng tay nhưng lại là một trong những sinh vật độc nhất trái đất.Trước đây, các nhà khoa học từng tiêm protein huỳnh quang màu xanh lá cây của một con sứa vào trứng chưa thụ tinh của mèo. Khi sinh ra, mèo có thể phát sáng trong bóng tối. Điều đó có nghĩa là loài sứa có rất nhiều ứng dụng trong ngành y tế.Sứa có thể sinh sản hữu tính bằng cách giải phóng tinh trùng và trứng vào nước biển để hình thành các ấu trùng nhỏ bơi tự do. Những ấu trùng này phát triển thành polyp bám vào các bề mặt mịn và có thể phân hóa thành các con sứa non – hay còn gọi là sinh sản vô tính.Thay vì một bộ não, loài sứa sử dụng một “mạng lưới thần kinh” để xử lý thông tin cảm giác. Đây là hệ thống thần kinh cơ bản và đơn giản nhất của sinh vật đa bào.
Ngay cả khi đã chết, nọc độc trong xúc tu của những con sứa vẫn có thể gây hại cho con người bởi chúng vẫn có thể đốt vào da người được.
Nhìn từ bên ngoài, sứa trông giống như một giọt nước mềm mại, mong manh. Điều này là do 95% cơ thể sứa là nước, còn lại là khoáng chất và protein. Giữa hai lớp hạ bì là một dạng gelatin có chứa các tế bào cơ, tế bào thần kinh, và protein cấu trúc.
Các nhà máy điện hạt nhân ở Scotland, Thụy Điển, California, Israel, và Nhật Bản đều phải cẩn trọng với sinh vật nhỏ bé này. Vì phải sử dụng nguồn nước từ bên ngoài để làm nguội các thanh nhiên liệu trong lõi lò phản ứng nhưng nếu nước có những con sứa, chúng có thể làm tắc nghẽn cả hệ thống.
Turritopsis dohrnii còn được gọi là loài sứa bất tử bởi chúng có khả năng đảo ngược vòng đời trở lại thành một polyp và bắt đầu lớn lên thêm một lần nữa. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu loài sứa này sẽ mở ra cơ hội bất tử cho con người.
Sứa là sinh vật đã sinh sống trong các đại dương trên trái đất từ hơn 650 triệu năm trước, khiến chúng trở thành loài cổ xưa hơn cả cá mập và khủng long.
Phialella zappai là tên của một loài sứa được đặt theo tên tên Frank Zappa - nhạc sĩ yêu thích của các nhà khoa học phát hiện ra nó.
Năm 1991, NASA đã đưa 2.478 polyp sứa vào không gian. Chúng được lưu giữ trong bình và túi chứa nước biển nhân tạo, được các phi hành gia tiêm hóa chất kích thích chúng sinh sản. Đến giai đoạn cuối, thí nghiệm đã tạo ra tới 60.000 con sứa trong quỹ đạo của Trái đất.
Con sứa không có phổi, ruột hay dạ dày hay mà sử dụng hệ thống gồm hai lớp tế bào biểu bì để tiêu hóa thức ăn, sinh sản. Chúng có khả năng hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng qua các tế bào trong hai lớp biểu bì đó.
Loài sứa lớn nhất được biết đến là sứa bờm sư tử với kích thước đường kính có thể lên tới 6 m và các xúc tu dài tới 50 m. Loài sứa nhỏ nhất là Kingslayer Common với kích thước không bằng một chiếc móng tay nhưng lại là một trong những sinh vật độc nhất trái đất.
Trước đây, các nhà khoa học từng tiêm protein huỳnh quang màu xanh lá cây của một con sứa vào trứng chưa thụ tinh của mèo. Khi sinh ra, mèo có thể phát sáng trong bóng tối. Điều đó có nghĩa là loài sứa có rất nhiều ứng dụng trong ngành y tế.
Sứa có thể sinh sản hữu tính bằng cách giải phóng tinh trùng và trứng vào nước biển để hình thành các ấu trùng nhỏ bơi tự do. Những ấu trùng này phát triển thành polyp bám vào các bề mặt mịn và có thể phân hóa thành các con sứa non – hay còn gọi là sinh sản vô tính.
Thay vì một bộ não, loài sứa sử dụng một “mạng lưới thần kinh” để xử lý thông tin cảm giác. Đây là hệ thống thần kinh cơ bản và đơn giản nhất của sinh vật đa bào.