Tinh tinh khởi xướng các trào lưu thời trang. Theo nghiên cứu mới, tinh tinh có hành vi bắt chước dẫn đến những xu hướng mới trong xã hội của chúng, ví dụ như khi một con tinh tinh cái cài hoa lên tai đầu tiên, thời gian sau những con cái khác trong đàn cũng bắt chước trở thành xu hướng thời trang trong xã hội tinh tinh. Loài chó ghi nhớ mùi của người chủ mà nó yêu quý hơn cả mùi những con chó khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy thính giác loài chó có phản ứng tích cực nhất đối với người chủ của nó, hơn cả những chú chó quen thân sống cùng nhà. Chim hót ít sẽ có trí nhớ tốt hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Duke, chim hót càng nhiều và hát được nhiều giọng hót khác nhau thì có trí nhớ càng kém. Đó có thể là do mối liên hệ giữa khả năng của bộ não như trí nhớ không gian với việc học tập những giọng hót khác nhau, khi bộ não phát triển cho việc học tập giai điệu và giọng hót mới, khả năng phát triển những phần khác của bộ não ít hơn. Não bộ của loài khỉ cũng biết cảm nhận may rủi. Các nhà khoa học đại học Rochester tiến hành thử nghiệm một trò chơi được lập trình trên máy vi tính với 3 chú khỉ nâu, trong đó có một đáp án dựa trên may rủi. Những chú khỉ trong cuộc thử nghiệm hy vọng vào một kết quả may rủi khi liên tiếp lựa chọn cùng một đáp án. Chim sẻ vằn nói dối. Loài này lừa dối bạn tình trong mùa giao phối, giả vờ như đang rất khỏe mạnh để có thể tìm bạn tình. Đây là minh chứng rõ cho thấy trí thông minh của động vật đã tiến thêm một bước. Ruồi giấm biết suy nghĩ trước khi hành động. Tuy tuổi thọ của một con ruồi giấm chỉ kéo dài khoảng 60 ngày, nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy ruồi giấm biết suy nghĩ trước mỗi hành động của mình. Voi châu Á biết đồng cảm, an ủi. Nghiên cứu khoa học cho thấy loài voi châu Á biết cách an ủi đồng loại khi gặp nạn bằng âm thanh có tần số thấp như tiếng thổi gió hay huýt sáo. Chúng cũng có thể sử dụng các bộ phận cơ thể như vòi hoặc tai để an ủi. Loài sói biết bắt chước. Các nhà khoa học phát hiện loài sói quan sát và học hỏi lẫn nhau tốt hơn cả những con chó được con người thuần dưỡng. Chúng sống bầy đàn và dễ dàng học tập lẫn nhau. Chuột có bộ nhớ như RAM trong máy tính. Chuột có bộ nhớ ngắn hạn gần tương tự như RAM trong máy vi tính, dù không phải động vật bậc cao như con người. Nó có phản ứng với những rung động ở râu của chúng nhiều như phản xạ của con người với bàn tay. Loài vật sống bằng cách trộm cắp để kiếm sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra loài vượn cáo có thói quen ăn cắp thực phẩm của các loài khác, trong đó có cả thức ăn của con người với chiêu thức rất tinh vi. Thói quen trộm cắp không phải chỉ hình thành khi có bộ não phát triển.
Tinh tinh khởi xướng các trào lưu thời trang. Theo nghiên cứu mới, tinh tinh có hành vi bắt chước dẫn đến những xu hướng mới trong xã hội của chúng, ví dụ như khi một con tinh tinh cái cài hoa lên tai đầu tiên, thời gian sau những con cái khác trong đàn cũng bắt chước trở thành xu hướng thời trang trong xã hội tinh tinh.
Loài chó ghi nhớ mùi của người chủ mà nó yêu quý hơn cả mùi những con chó khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy thính giác loài chó có phản ứng tích cực nhất đối với người chủ của nó, hơn cả những chú chó quen thân sống cùng nhà.
Chim hót ít sẽ có trí nhớ tốt hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Duke, chim hót càng nhiều và hát được nhiều giọng hót khác nhau thì có trí nhớ càng kém. Đó có thể là do mối liên hệ giữa khả năng của bộ não như trí nhớ không gian với việc học tập những giọng hót khác nhau, khi bộ não phát triển cho việc học tập giai điệu và giọng hót mới, khả năng phát triển những phần khác của bộ não ít hơn.
Não bộ của loài khỉ cũng biết cảm nhận may rủi. Các nhà khoa học đại học Rochester tiến hành thử nghiệm một trò chơi được lập trình trên máy vi tính với 3 chú khỉ nâu, trong đó có một đáp án dựa trên may rủi. Những chú khỉ trong cuộc thử nghiệm hy vọng vào một kết quả may rủi khi liên tiếp lựa chọn cùng một đáp án.
Chim sẻ vằn nói dối. Loài này lừa dối bạn tình trong mùa giao phối, giả vờ như đang rất khỏe mạnh để có thể tìm bạn tình. Đây là minh chứng rõ cho thấy trí thông minh của động vật đã tiến thêm một bước.
Ruồi giấm biết suy nghĩ trước khi hành động. Tuy tuổi thọ của một con ruồi giấm chỉ kéo dài khoảng 60 ngày, nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy ruồi giấm biết suy nghĩ trước mỗi hành động của mình.
Voi châu Á biết đồng cảm, an ủi. Nghiên cứu khoa học cho thấy loài voi châu Á biết cách an ủi đồng loại khi gặp nạn bằng âm thanh có tần số thấp như tiếng thổi gió hay huýt sáo. Chúng cũng có thể sử dụng các bộ phận cơ thể như vòi hoặc tai để an ủi.
Loài sói biết bắt chước. Các nhà khoa học phát hiện loài sói quan sát và học hỏi lẫn nhau tốt hơn cả những con chó được con người thuần dưỡng. Chúng sống bầy đàn và dễ dàng học tập lẫn nhau.
Chuột có bộ nhớ như RAM trong máy tính. Chuột có bộ nhớ ngắn hạn gần tương tự như RAM trong máy vi tính, dù không phải động vật bậc cao như con người. Nó có phản ứng với những rung động ở râu của chúng nhiều như phản xạ của con người với bàn tay.
Loài vật sống bằng cách trộm cắp để kiếm sống. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra loài vượn cáo có thói quen ăn cắp thực phẩm của các loài khác, trong đó có cả thức ăn của con người với chiêu thức rất tinh vi. Thói quen trộm cắp không phải chỉ hình thành khi có bộ não phát triển.