Kiến đạn có tên khoa học là Paraponera clavata. Sở dĩ loài kiến này có tên là kiến đạn vì cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nạn nhân phải chịu đựng khi bị loài kiến này cắn. (Nguồn Tinvuila) Sự đau đớn từ cú đốt của kiến đạn có thể kéo dài từ 12 tiếng đến 24 tiếng. Tuy nhiên, nọc độc của kiến đạn không để lại tác dụng phụ sau 24 giờ. (Nguồn Berkeley) Khi kiến đạn đốt, nó tiêm vào chất độc ảo giác. Sau khi hết đau, nọc độc sẽ xâm nhập vào các cơ gây hoại tử, nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhẹ thì mất chi, nặng thì tử vong. (Nguồn Myrmecos) Vết cắn của kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Nọc độc này gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Mặc dù vậy, nọc độc kiến đạn không phải là chất độc chết người. (Nguồn Smugmug) Người dân của bộ tộc Satere-Mawe của Brazil sử dụng kiến đạn trong nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai trong bộ tộc. Cụ thể, các chàng trai phải cho tay vào các bao tay làm bằng lá chứa đầy kiến đạn trong vòng 10 phút. (Nguồn Flickr)Kiến đạn có kích thước tương đối lớn với hai màu đỏ hoặc đen. Chiều dài trung bình của nó từ 1,8cm - 3cm. Loài kiến này phân bố chủ yếu trong các khu rừng ẩm ướt ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. (Nguồn Ants-kalytta)Kiến đạn nằm trong danh sách những loài vật cắn/đốt đau nhất bên cạnh sứa hộp, rắn chuông, cá đuối điện, bọ cạp, rắn hổ mang bành, ong bắp cày hay nhện đen góa phụ. (Nguồn Mongabay)
Kiến đạn có tên khoa học là Paraponera clavata. Sở dĩ loài kiến này có tên là kiến đạn vì cảm giác đau buốt như đạn bắn mà nạn nhân phải chịu đựng khi bị loài kiến này cắn. (Nguồn Tinvuila)
Sự đau đớn từ cú đốt của kiến đạn có thể kéo dài từ 12 tiếng đến 24 tiếng. Tuy nhiên, nọc độc của kiến đạn không để lại tác dụng phụ sau 24 giờ. (Nguồn Berkeley)
Khi kiến đạn đốt, nó tiêm vào chất độc ảo giác. Sau khi hết đau, nọc độc sẽ xâm nhập vào các cơ gây hoại tử, nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhẹ thì mất chi, nặng thì tử vong. (Nguồn Myrmecos)
Vết cắn của kiến đạn sẽ đi cùng với một loại nọc độc. Nọc độc này gây tác động đến hệ thần kinh, vì thế chỉ cần vài vết cắn, nạn nhân có thể "bất tỉnh nhân sự". Mặc dù vậy, nọc độc kiến đạn không phải là chất độc chết người. (Nguồn Smugmug)
Người dân của bộ tộc Satere-Mawe của Brazil sử dụng kiến đạn trong nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai trong bộ tộc. Cụ thể, các chàng trai phải cho tay vào các bao tay làm bằng lá chứa đầy kiến đạn trong vòng 10 phút. (Nguồn Flickr)
Kiến đạn có kích thước tương đối lớn với hai màu đỏ hoặc đen. Chiều dài trung bình của nó từ 1,8cm - 3cm. Loài kiến này phân bố chủ yếu trong các khu rừng ẩm ướt ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. (Nguồn Ants-kalytta)
Kiến đạn nằm trong danh sách những loài vật cắn/đốt đau nhất bên cạnh sứa hộp, rắn chuông, cá đuối điện, bọ cạp, rắn hổ mang bành, ong bắp cày hay nhện đen góa phụ. (Nguồn Mongabay)