Con mực ống khổng lồ nằm ở độ sâu khoảng 1.800m dưới đáy vùng biển ngoài khơi Ross tại Nam Cực, là “chiến lợi phẩm” độc đáo nhất do các ngư dân ở New Zealand bắt được. Sinh vật được miêu tả có xúc tu như vòi rồng và đôi mắt to như những chiếc đĩa ăn.Con mực nặng khoảng 350kg và dài tới 3,5m, ngang ngửa với kích thước của một chiếc xe buýt nhỏ (chứa khoảng 12 người). Đó là một con mực cái, và tám xúc tu của nó có chiều dài hơn 1m. Con mực bị bắt đã được ngư dân tặng cho viện bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ở New Zealand đã tiến hành mổ con mực khổng lồ. Việc mổ con mực để khám xét thu hút 142 nghìn người từ 180 quốc gia theo dõi trực tuyến qua internet.Sự tồn tại của loài mực khổng lồ này từng được các nhà khoa học biết đến kể từ năm 1925, nhưng mới chỉ được nhìn thấy dưới dạng một đống "bầy nhầy" trong bụng cá voi. Nhà khoa học Kat Bolstad (bên trái) đến từ Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand và sinh viên Aaron Boyd Evans đang kiểm tra miệng của con mực khổng lồ. Các nhà nghiên cứu khám xét từng chi tiết trên xúc tu con vật. Chỉ riêng một xúc tu của con mực cũng đã to hơn kích thước cánh tay của con người.
Con mực ống khổng lồ nằm ở độ sâu khoảng 1.800m dưới đáy vùng biển ngoài khơi Ross tại Nam Cực, là “chiến lợi phẩm” độc đáo nhất do các ngư dân ở New Zealand bắt được.
Sinh vật được miêu tả có xúc tu như vòi rồng và đôi mắt to như những chiếc đĩa ăn.
Con mực nặng khoảng 350kg và dài tới 3,5m, ngang ngửa với kích thước của một chiếc xe buýt nhỏ (chứa khoảng 12 người).
Đó là một con mực cái, và tám xúc tu của nó có chiều dài hơn 1m.
Con mực bị bắt đã được ngư dân tặng cho viện bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ở New Zealand đã tiến hành mổ con mực khổng lồ.
Việc mổ con mực để khám xét thu hút 142 nghìn người từ 180 quốc gia theo dõi trực tuyến qua internet.
Sự tồn tại của loài mực khổng lồ này từng được các nhà khoa học biết đến kể từ năm 1925, nhưng mới chỉ được nhìn thấy dưới dạng một đống "bầy nhầy" trong bụng cá voi.
Nhà khoa học Kat Bolstad (bên trái) đến từ Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand và sinh viên Aaron Boyd Evans đang kiểm tra miệng của con mực khổng lồ.
Các nhà nghiên cứu khám xét từng chi tiết trên xúc tu con vật.
Chỉ riêng một xúc tu của con mực cũng đã to hơn kích thước cánh tay của con người.