Tôm súng lục (Alpheidae) hay còn gọi là tôm gõ mõ, tôm pháo là một họ tôm dường như được sinh ra để…chiến đấu. Chúng sở hữu một cặp càng bất đối xứng, trong đó, chiếc càng lớn đóng vai trò như "vũ khí siêu thanh" dùng để săn mồi.Chiếc càng to có kích thước lớn hơn càng bé nhiều lần và không có kìm nhọn ở đầu càng như bình thường. Thay vào đó, đầu nó khá tù và được chia làm 2 bộ phận: một nửa càng dưới cố định, còn nửa trên có thể di động, tạo thành một góc vuông với nửa dưới. Khi muốn săn mồi, tôm súng lục khép càng ở tốc độ cực cao (chưa đến một mili giây), nó tạo ra bong bóng khí lao đi với tốc độ 97km/h và tiếng nổ lên đến 218 dexibel.Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C, nóng hơn dung nham tới 4 lần. Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú khép càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây.Chiếc càng có một không hai của tôm súng lục còn có thể tạo ra sóng âm có thể mạnh tới mức tác động tới các radar thăm dò dưới biển. Nhận ra đặc điểm này, vào giai đoạn 1944 – 1945 quân đội Mỹ đã sử dụng tôm súng lục như một công cụ để "quấy rối" hải quân Nhật Bản.Bên cạnh việc sở hữu thứ vũ khí quá đỗi kinh khủng nói trên, tôm súng lục cũng là sinh vật sở hữu đôi mắt nhanh nhất trong thế giới động vật hiện nay.Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology Letters, mắt của sinh vật biển nhỏ bé này có tốc độ lấy mẫu cực nhanh, có thể làm mới hình ảnh nhìn thấy được tới 160 lần mỗi giây.Theo các nhà nghiên cứu, việc sở hữu đôi mắt cực nhanh giúp tôm súng dễ thích nghi hơn đối với việc săn bắt, giúp chúng phát hiện các vật thể nhỏ di chuyển ngoài tầm nhìn của bản thân một cách dễ dàng.Tôm súng lục ngoài tự nhiên đa phần sẽ ăn các loài vi sinh vật thủy sinh dưới đáy đại dương, xác của các loài động vật, mảnh vụn, sán dây, bọt biển, các loại giáp xác, động vật thân mềm… vì chúng rất ít khi sử dụng chiếc càng để săn thức ăn.Các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu cách tôm súng lục tạo ra nguồn năng lượng sạch để áp dụng vào thực tế, góp phần tạo ra động lực lớn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.Tôm súng lục thường sống ở các rạn san hô, thảm cỏ biển tại nước ôn đới và nhiệt đới. Đây cũng là nơi trú ngụ của hơn 600 loài động vật biển trên toàn cầu.Đặc biệt, theo như nghiên cứu khi tôm súng lục mất đi chiếc càng to thì càng bé sẽ lập tức phát triển lớn lên thay thế cho chiếc càng đã mất và cũng có siêu năng lực y như vậy.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Tôm súng lục (Alpheidae) hay còn gọi là tôm gõ mõ, tôm pháo là một họ tôm dường như được sinh ra để…chiến đấu. Chúng sở hữu một cặp càng bất đối xứng, trong đó, chiếc càng lớn đóng vai trò như "vũ khí siêu thanh" dùng để săn mồi.
Chiếc càng to có kích thước lớn hơn càng bé nhiều lần và không có kìm nhọn ở đầu càng như bình thường. Thay vào đó, đầu nó khá tù và được chia làm 2 bộ phận: một nửa càng dưới cố định, còn nửa trên có thể di động, tạo thành một góc vuông với nửa dưới.
Khi muốn săn mồi, tôm súng lục khép càng ở tốc độ cực cao (chưa đến một mili giây), nó tạo ra bong bóng khí lao đi với tốc độ 97km/h và tiếng nổ lên đến 218 dexibel.
Chưa hết, các bong bóng khí khi vỡ ra cũng cho nhiệt độ lên tới 4.700 độ C, nóng hơn dung nham tới 4 lần. Tốc độ để tôm súng lục thực hiện cú khép càng như vậy chỉ trong vỏn vẹn 1/100 giây.
Chiếc càng có một không hai của tôm súng lục còn có thể tạo ra sóng âm có thể mạnh tới mức tác động tới các radar thăm dò dưới biển. Nhận ra đặc điểm này, vào giai đoạn 1944 – 1945 quân đội Mỹ đã sử dụng tôm súng lục như một công cụ để "quấy rối" hải quân Nhật Bản.
Bên cạnh việc sở hữu thứ vũ khí quá đỗi kinh khủng nói trên, tôm súng lục cũng là sinh vật sở hữu đôi mắt nhanh nhất trong thế giới động vật hiện nay.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biology Letters, mắt của sinh vật biển nhỏ bé này có tốc độ lấy mẫu cực nhanh, có thể làm mới hình ảnh nhìn thấy được tới 160 lần mỗi giây.
Theo các nhà nghiên cứu, việc sở hữu đôi mắt cực nhanh giúp tôm súng dễ thích nghi hơn đối với việc săn bắt, giúp chúng phát hiện các vật thể nhỏ di chuyển ngoài tầm nhìn của bản thân một cách dễ dàng.
Tôm súng lục ngoài tự nhiên đa phần sẽ ăn các loài vi sinh vật thủy sinh dưới đáy đại dương, xác của các loài động vật, mảnh vụn, sán dây, bọt biển, các loại giáp xác, động vật thân mềm… vì chúng rất ít khi sử dụng chiếc càng để săn thức ăn.
Các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu cách tôm súng lục tạo ra nguồn năng lượng sạch để áp dụng vào thực tế, góp phần tạo ra động lực lớn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tôm súng lục thường sống ở các rạn san hô, thảm cỏ biển tại nước ôn đới và nhiệt đới. Đây cũng là nơi trú ngụ của hơn 600 loài động vật biển trên toàn cầu.
Đặc biệt, theo như nghiên cứu khi tôm súng lục mất đi chiếc càng to thì càng bé sẽ lập tức phát triển lớn lên thay thế cho chiếc càng đã mất và cũng có siêu năng lực y như vậy.