Mỗi năm có hàng triệu con cua di cư tràn qua hòn đảo để ra biển, chuyến đi của chúng có thể kéo dài đến 9km trong vòng một tháng. Những nhân viên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo hàng ngày đều phải rất vất vả để giúp lũ cua… sang đường, tránh để chúng gây ảnh hưởng tới giao thông trên đảo. Những tấm biển được dựng khắp nơi trên đảo để nhắc nhở người dân lái xe chậm và quan sát kỹ nhằm hạn chế việc vô tình giết hại lũ cua. Loài Cua đỏ (Gecarcoide natalis) này sinh sống tại các khu rừng trong khu vực nội địa, nhưng hàng năm lại di chuyển ra bờ biển một lần để ghép đôi và sinh sản. Người dân trên đảo đã rất quen thuộc với những lần “đổ bộ” của lũ cua. Họ rất yêu quý và có ý thức cao về việc bảo vệ chúng. Chuyến đi của lũ cua thường diễn ra vào mùa mưa từ tháng Mười cho đến tháng Giêng. Vào lúc cao điểm cua có mặt ở khắp nơi, ngay cả những lỗ golf trên đảo cũng không là ngoại lệ. Người ta thậm chí còn thiết kế những lối đi riêng cho cua xuyên qua các con đường trên đảo, tránh cho chúng nguy cơ bị xe cộ đè nát. Những con cua phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm trên con đường “hành hương” nhằm duy trì nòi giống của mình. Chính quyền hòn đảo đã cho dựng lên những hàng rào tạm thời để giúp lũ cua định hướng và tập trung trên đường ra bãi biển. Thậm chí vào thời gian cao điểm, nhiều tuyến đường trên đảo đã bị đóng cửa để tránh làm ảnh hưởng đến công cuộc di cư của lũ cua. Hầu như không người nào trên hòn đảo có ý định làm hại những con cua, ngay cả trẻ con cũng tỏ ra rất tôn trọng và yêu quý chúng. Sau chặng đường gian nan, lũ cua tập trung lại trên bãi biển để ghép đôi và giao phối. Sau đó cua đực sẽ quay trở lại rừng trước, trong khi cua cái phải chờ vài tuần cho trứng chín để đẻ trứng trong nước. Lũ cua cái thường chọn thời điểm sáng sớm khi thủy triều lên để đẻ trứng. Trứng cua ngay khi được đẻ xuống nước sẽ nở thành ấu trùng. Một vài ngày sau (nếu sống sót), ấu trùng sẽ phát triển thành cua con chỉ chừng 5mm. Chúng phải tìm đường đi sâu vào nội địa theo cha mẹ, và những cuộc hành trình mới lại bắt đầu.
Mỗi năm có hàng triệu con cua di cư tràn qua hòn đảo để ra biển, chuyến đi của chúng có thể kéo dài đến 9km trong vòng một tháng.
Những nhân viên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo hàng ngày đều phải rất vất vả để giúp lũ cua… sang đường, tránh để chúng gây ảnh hưởng tới giao thông trên đảo.
Những tấm biển được dựng khắp nơi trên đảo để nhắc nhở người dân lái xe chậm và quan sát kỹ nhằm hạn chế việc vô tình giết hại lũ cua.
Loài Cua đỏ (Gecarcoide natalis) này sinh sống tại các khu rừng trong khu vực nội địa, nhưng hàng năm lại di chuyển ra bờ biển một lần để ghép đôi và sinh sản.
Người dân trên đảo đã rất quen thuộc với những lần “đổ bộ” của lũ cua. Họ rất yêu quý và có ý thức cao về việc bảo vệ chúng.
Chuyến đi của lũ cua thường diễn ra vào mùa mưa từ tháng Mười cho đến tháng Giêng. Vào lúc cao điểm cua có mặt ở khắp nơi, ngay cả những lỗ golf trên đảo cũng không là ngoại lệ.
Người ta thậm chí còn thiết kế những lối đi riêng cho cua xuyên qua các con đường trên đảo, tránh cho chúng nguy cơ bị xe cộ đè nát.
Những con cua phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm trên con đường “hành hương” nhằm duy trì nòi giống của mình.
Chính quyền hòn đảo đã cho dựng lên những hàng rào tạm thời để giúp lũ cua định hướng và tập trung trên đường ra bãi biển.
Thậm chí vào thời gian cao điểm, nhiều tuyến đường trên đảo đã bị đóng cửa để tránh làm ảnh hưởng đến công cuộc di cư của lũ cua.
Hầu như không người nào trên hòn đảo có ý định làm hại những con cua, ngay cả trẻ con cũng tỏ ra rất tôn trọng và yêu quý chúng.
Sau chặng đường gian nan, lũ cua tập trung lại trên bãi biển để ghép đôi và giao phối. Sau đó cua đực sẽ quay trở lại rừng trước, trong khi cua cái phải chờ vài tuần cho trứng chín để đẻ trứng trong nước.
Lũ cua cái thường chọn thời điểm sáng sớm khi thủy triều lên để đẻ trứng. Trứng cua ngay khi được đẻ xuống nước sẽ nở thành ấu trùng.
Một vài ngày sau (nếu sống sót), ấu trùng sẽ phát triển thành cua con chỉ chừng 5mm. Chúng phải tìm đường đi sâu vào nội địa theo cha mẹ, và những cuộc hành trình mới lại bắt đầu.