Loạt hình ảnh này ghi lại màn lột xác đầy đau đớn của một con chuồn chuồn trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Ít ai biết, chuồn chuồn lột xác cũng khó nhọc và rủi ro chẳng thua kém bất cứ loài động vật nào. (Nguồn Sina)Theo tìm hiểu, sau khi giao phối với con đực, chuồn chuồn cái sẽ đẻ trứng vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước. Tiếp đó, sẽ nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. (Nguồn Sina)Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con. Hô hấp bằng mang. (Nguồn Sina)Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. (Nguồn Sina)Trong ảnh là cảnh tượng thiếu trùng chuồn chuồn lột xác để trở thành một con chuồn chuồn đực trưởng thành, có khả năng sinh sản. Quá trình lột xác này rất quan trọng và cũng cực kỳ nguy hiểm bởi trong thời gian lột xác, chuồn chuồn hoàn toàn không có khả năng tự vệ. (Nguồn Sina)Cuối cùng, sau 8 tiếng đồng hồ đấu tranh ngoan cường, có lúc tưởng như tuyệt vọng khi thoát khỏi lớp vỏ cũ, chuồn chuồn lột xác thành công, giang rộng đôi cánh mới của mình. (Nguồn Sina)Tuy còn rất yếu ớt, mỏng manh nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nữa, con chuồn chuồn này sẽ được tự do bay lượn trên bầu trời đầy nắng, đầy gió và muôn vàn điều mới mẻ. (Nguồn Sina)
Loạt hình ảnh này ghi lại màn lột xác đầy đau đớn của một con chuồn chuồn trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Ít ai biết, chuồn chuồn lột xác cũng khó nhọc và rủi ro chẳng thua kém bất cứ loài động vật nào. (Nguồn Sina)
Theo tìm hiểu, sau khi giao phối với con đực, chuồn chuồn cái sẽ đẻ trứng vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước. Tiếp đó, sẽ nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. (Nguồn Sina)
Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con. Hô hấp bằng mang. (Nguồn Sina)
Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. (Nguồn Sina)
Trong ảnh là cảnh tượng thiếu trùng chuồn chuồn lột xác để trở thành một con chuồn chuồn đực trưởng thành, có khả năng sinh sản. Quá trình lột xác này rất quan trọng và cũng cực kỳ nguy hiểm bởi trong thời gian lột xác, chuồn chuồn hoàn toàn không có khả năng tự vệ. (Nguồn Sina)
Cuối cùng, sau 8 tiếng đồng hồ đấu tranh ngoan cường, có lúc tưởng như tuyệt vọng khi thoát khỏi lớp vỏ cũ, chuồn chuồn lột xác thành công, giang rộng đôi cánh mới của mình. (Nguồn Sina)
Tuy còn rất yếu ớt, mỏng manh nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nữa, con chuồn chuồn này sẽ được tự do bay lượn trên bầu trời đầy nắng, đầy gió và muôn vàn điều mới mẻ. (Nguồn Sina)