Ếch gỗ đóng băng để tránh đông. Đến mùa trú đông, các loài vật thường di chuyển đi về phía nam vì sợ bị đóng băng chết lạnh. Nhưng duy nhất với loài ếch gỗ, nó chỉ đơn giản nằm xuống và chấp nhận bị đóng băng. Đến khi hết đông và rã băng, nó nhảy ra và quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Làm thế nào ếch gỗ làm được điều đó? Loài ếch này sau vài phút bị đóng băng trên da, gan của chúng bắt đầu biến đổi đường được tích trữ dưới dạng glycogen thành glucose. Glucose giải phóng từ gan được vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, tại đó nó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và co lại. Sau đó, tất cả các cơ quan của ếch đều ngừng hoạt động. Ở trạng thái giả chết này, 70% nước trong cơ thể ếch bị đóng băng. Khi thời tiết ấm hơn, băng tan thì tim của chúng tiếp tục đập trở lại. Hải sâm biển “hóa” chất lỏng. Loài hải sâm biển (còn gọi là dưa chuột biển) có khả năng biến mình thành một chất lỏng. Khi bị tấn công, loài sinh vật này sẽ thay đổi trạng thái cơ thể, biến chúng từ dạng rắn thành dạng lỏng và ngược lại trong thời gian tính bằng giây. Các sợi collagen đặc biệt có trong các mô của loài hải sâm biển giúp chúng hút nước biển vào cơ thể để chuyển sang dạng lỏng. Khi chuyển sang dạng lỏng, nó cũng sẽ tấn công đối thủ chất độc tiết ra từ cơ thể nó. Một số loài mực có khả năng tự phát sáng che mắt kẻ thù. Ánh sáng loài này phát ra còn dùng để kiếm thức ăn, liên lạc trong bầy, nhưng công dụng cần thiết nhất chính là làm chói mắt để thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ săn mồi. Một số loài mực khác như mực ống Hawaii cũng có khả năng phát sáng nhưng là do dựa vào một loại vi khuẩn phát quang sống ký sinh tên là Vibrio fischeri. Cả hai cùng trao đổi nguồn dinh dưỡng và vi sinh vật là nguồn cung ánh sáng cho mực ống. Gà mái có thể bài tiết tinh trùng của gà trống ra ngoài. Sau khi giao phối, nếu gà mái không muốn, chúng có thể bài tiết trực tiếp ra ngoài 80% lượng tinh trùng của con trống. Loài gà có một lỗ huyệt, là chỗ để bài tiết, đồng thời là vị trí để giao phối. Mèo có khả năng tự chữa lành vết thương. Và tần số âm thanh của chúng được minh chứng là nguyên nhân giúp chữa lành các bệnh về xương và làm giảm cơn đau của chúng.Các nhà khoa học cho biết tiếng kêu grừ grừ trong cổ họng mèo chính là “cơ chế chữa bệnh” tự nhiên của loài này. Những tần số cộng hưởng riêng, và âm thanh trong phạm vi có thể kích thích các cơ quan tương ứng để chữa lành các bệnh. Những tiếng kêu grừ grừ của mèo có tần số trung bình khoảng 25 - 150Hz.
Ếch gỗ đóng băng để tránh đông. Đến mùa trú đông, các loài vật thường di chuyển đi về phía nam vì sợ bị đóng băng chết lạnh. Nhưng duy nhất với loài ếch gỗ, nó chỉ đơn giản nằm xuống và chấp nhận bị đóng băng. Đến khi hết đông và rã băng, nó nhảy ra và quay trở lại với cuộc sống thường nhật.
Làm thế nào ếch gỗ làm được điều đó? Loài ếch này sau vài phút bị đóng băng trên da, gan của chúng bắt đầu biến đổi đường được tích trữ dưới dạng glycogen thành glucose. Glucose giải phóng từ gan được vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, tại đó nó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và co lại. Sau đó, tất cả các cơ quan của ếch đều ngừng hoạt động. Ở trạng thái giả chết này, 70% nước trong cơ thể ếch bị đóng băng. Khi thời tiết ấm hơn, băng tan thì tim của chúng tiếp tục đập trở lại.
Hải sâm biển “hóa” chất lỏng. Loài hải sâm biển (còn gọi là dưa chuột biển) có khả năng biến mình thành một chất lỏng. Khi bị tấn công, loài sinh vật này sẽ thay đổi trạng thái cơ thể, biến chúng từ dạng rắn thành dạng lỏng và ngược lại trong thời gian tính bằng giây.
Các sợi collagen đặc biệt có trong các mô của loài hải sâm biển giúp chúng hút nước biển vào cơ thể để chuyển sang dạng lỏng. Khi chuyển sang dạng lỏng, nó cũng sẽ tấn công đối thủ chất độc tiết ra từ cơ thể nó.
Một số loài mực có khả năng tự phát sáng che mắt kẻ thù. Ánh sáng loài này phát ra còn dùng để kiếm thức ăn, liên lạc trong bầy, nhưng công dụng cần thiết nhất chính là làm chói mắt để thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ săn mồi.
Một số loài mực khác như mực ống Hawaii cũng có khả năng phát sáng nhưng là do dựa vào một loại vi khuẩn phát quang sống ký sinh tên là Vibrio fischeri. Cả hai cùng trao đổi nguồn dinh dưỡng và vi sinh vật là nguồn cung ánh sáng cho mực ống.
Gà mái có thể bài tiết tinh trùng của gà trống ra ngoài. Sau khi giao phối, nếu gà mái không muốn, chúng có thể bài tiết trực tiếp ra ngoài 80% lượng tinh trùng của con trống.
Loài gà có một lỗ huyệt, là chỗ để bài tiết, đồng thời là vị trí để giao phối.
Mèo có khả năng tự chữa lành vết thương. Và tần số âm thanh của chúng được minh chứng là nguyên nhân giúp chữa lành các bệnh về xương và làm giảm cơn đau của chúng.
Các nhà khoa học cho biết tiếng kêu grừ grừ trong cổ họng mèo chính là “cơ chế chữa bệnh” tự nhiên của loài này. Những tần số cộng hưởng riêng, và âm thanh trong phạm vi có thể kích thích các cơ quan tương ứng để chữa lành các bệnh. Những tiếng kêu grừ grừ của mèo có tần số trung bình khoảng 25 - 150Hz.