Mới đây, hình ảnh những con cá sấu thông minh vươn mình qua lớp băng mỏng để thở, chống lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông ở Mỹ khiến nhiều người ấn tượng. Loài động vật này có khả năng hạ thấp thân nhiệt để giảm thiểu sự thoát nhiệt, giảm thiểu trao đổi chất, nhằm duy trì tình trạng cơ thể, tồn tại trong thời tiết giá lạnh.Cá sấu ngừng hoạt động, rơi vào trạng thái giống như ngủ đông, tuy nhiên, chúng vẫn phải thở, do đó, chúng vươn mõm lên, chỉ để lộ chiếc mũi lên trên lớp băng mỏng.Đặc biệt, cá sấu biết chính xác lúc nào mặt hồ sẽ bị đóng băng nên canh đúng thời điểm mặt nước chuẩn bị đóng băng, cá sấu vươn chiếc mõm lên và chờ đợi. Nên dù bị giam dưới nước nhưng cá sấu vẫn có thể thở được bình thường.Ngoài cá sấu, những con ếch gỗ Alaska cũng có khả năng giả chết để trốn cái lạnh tài tình, khiến con người bội phục. Loài động vật máu lạnh này sẽ "chết cứng" trong mùa đông, sống dậy vào mùa xuân.Những con ếch gỗ Alaska này có thể "hóa đá" trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình âm 14 độ C. Và rồi khi mùa đông qua đi, xuân sang - những cá thể ếch này lại hồi sinh 1 cách kỳ diệu. Chỉ vài phút sau khi băng hình thành trên da, gan của ếch gỗ Alaska sẽ bắt đầu biến đổi đường tích trữ glycogen thành glucosen. Glucosen giải phóng từ gan sẽ vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, từ đó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và dần co lại.Ếch bị đông cứng nhưng tim nó vẫn tiếp tục bơm glucose bảo vệ cơ thể, nhưng rồi quá trình này cũng sẽ chậm dần rồi dừng hẳn. Tất cả các cơ quan khác trong cơ thể ếch như chuyển hóa, đào thải sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, ếch không sử dụng oxy nữa, ếch ta giờ đây hệt như 1 xác chết.Trong quá trình "ngủ đông" này, khoảng 70% cơ thể của ếch sẽ đóng băng.
Khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, ếch gỗ Alaska sẽ dần hồi sinh, trải qua 1 giai đoạn tái vận động cơ thể.Không giỏi đến mức như cá sấu và ếch gỗ Alaska, nhưng những con cự đà này vẫn xứng đáng được đưa vào danh sách động vật siêu đẳng này. Gần đây, đợt lạnh kỷ lục tràn đến bang Florida, Mỹ khiến loài cự đà sống ở khu vực này đông cứng và rơi từ trên cây xuống như mưa. Nhưng tài tình, con người tưởng chúng đã chết, nhưng sau đó chúng lại sống lại, thậm chí, còn tấn công cả con người.Những con cự đà đông cứng bất động có thể hồi sinh và tấn công một số người không may chạm vào vì tưởng nhầm chúng đã chết.Đám cự đà tưởng rằng đã chết lại hồi sinh.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật "nổi đóa" với người
Mới đây, hình ảnh những con cá sấu thông minh vươn mình qua lớp băng mỏng để thở, chống lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông ở Mỹ khiến nhiều người ấn tượng. Loài động vật này có khả năng hạ thấp thân nhiệt để giảm thiểu sự thoát nhiệt, giảm thiểu trao đổi chất, nhằm duy trì tình trạng cơ thể, tồn tại trong thời tiết giá lạnh.
Cá sấu ngừng hoạt động, rơi vào trạng thái giống như ngủ đông, tuy nhiên, chúng vẫn phải thở, do đó, chúng vươn mõm lên, chỉ để lộ chiếc mũi lên trên lớp băng mỏng.
Đặc biệt, cá sấu biết chính xác lúc nào mặt hồ sẽ bị đóng băng nên canh đúng thời điểm mặt nước chuẩn bị đóng băng, cá sấu vươn chiếc mõm lên và chờ đợi. Nên dù bị giam dưới nước nhưng cá sấu vẫn có thể thở được bình thường.
Ngoài cá sấu, những con ếch gỗ Alaska cũng có khả năng giả chết để trốn cái lạnh tài tình, khiến con người bội phục. Loài động vật máu lạnh này sẽ "chết cứng" trong mùa đông, sống dậy vào mùa xuân.
Những con ếch gỗ Alaska này có thể "hóa đá" trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình âm 14 độ C. Và rồi khi mùa đông qua đi, xuân sang - những cá thể ếch này lại hồi sinh 1 cách kỳ diệu. Chỉ vài phút sau khi băng hình thành trên da, gan của ếch gỗ Alaska sẽ bắt đầu biến đổi đường tích trữ glycogen thành glucosen. Glucosen giải phóng từ gan sẽ vận chuyển trong máu đến mọi cơ quan, từ đó giúp bảo vệ tế bào không bị mất nước và dần co lại.
Ếch bị đông cứng nhưng tim nó vẫn tiếp tục bơm glucose bảo vệ cơ thể, nhưng rồi quá trình này cũng sẽ chậm dần rồi dừng hẳn. Tất cả các cơ quan khác trong cơ thể ếch như chuyển hóa, đào thải sẽ ngừng hoạt động. Lúc này, ếch không sử dụng oxy nữa, ếch ta giờ đây hệt như 1 xác chết.
Trong quá trình "ngủ đông" này, khoảng 70% cơ thể của ếch sẽ đóng băng.
Khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, ếch gỗ Alaska sẽ dần hồi sinh, trải qua 1 giai đoạn tái vận động cơ thể.
Không giỏi đến mức như cá sấu và ếch gỗ Alaska, nhưng những con cự đà này vẫn xứng đáng được đưa vào danh sách động vật siêu đẳng này. Gần đây, đợt lạnh kỷ lục tràn đến bang Florida, Mỹ khiến loài cự đà sống ở khu vực này đông cứng và rơi từ trên cây xuống như mưa. Nhưng tài tình, con người tưởng chúng đã chết, nhưng sau đó chúng lại sống lại, thậm chí, còn tấn công cả con người.
Những con cự đà đông cứng bất động có thể hồi sinh và tấn công một số người không may chạm vào vì tưởng nhầm chúng đã chết.
Đám cự đà tưởng rằng đã chết lại hồi sinh.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật "nổi đóa" với người