Có 139 loài sinh vật mới phát hiện dọc khu vực sông Mê Kông, thuộc Đông Nam Á, gồm 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá và 1 loài dơi. Loài dơi muỗi Hypsugo dolichodon được phát hiện ở Lào và Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loài dơi này là chiếc răng nanh dài nhìn rất đáng sợ. Chúng đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống.Côn trùng dài thứ hai trên thế giới được tìm thấy ở ruộng lúa ở ban đêm tại Tam Đảo, Việt Nam. Loài côn trùng này dài đến hơn 54cm, còn loài côn trùng dài nhất thế giới đang giữ kỷ lục là 56,6 cm.Có hai loại hoa lan mới được phát hiện trong danh sách. Nhà nghiên cứu Jacob Phelps gần như không công bố những phát hiện mới về họ nhà lan mới này. Ông lo ngại rằng loài lan có thể đang trên đà bị diệt vong.Loài ếch có gai thay đổi màu sắc này được Rowley, một sinh viên đi theo đoàn thám hiểm chụp lại. Vào ban đêm, loài ếch này thay đổi màu sắc khá đặc biệt, có màu hồng và vàng, còn ban ngày màu lưng của chúng chuyển thành màu nâu xỉn.Ong giám ngục, đây là loài ong có thể đánh cắp ý chí của con mồi cho đến khi chúng ngã gục. Thức ăn khoái khẩu của ong giám ngục là loài gián, khi bắt được con mồi, chúng tiêm nọc độc để biến những con gián thành xác sống thụ động. Một khi một nạn nhân đã mất kiểm soát, những con ong sẽ ăn tươi nuốt sống nó.Loài rắn sói mới được tìm thấy tại Phnom Samkos, khu bảo tồn hoang dã ở Campuchia. Giống như tất cả các loài rắn sói, loài mới này có răng nanh lớn, sắc nhọn nhưng không có nọc độc trong hai hàm, răng của nó chỉ sử dụng để săn thằn lằn và ếch vào ban đêm. Màu sắc đặc biệt giúp nó có thể trà trộn lẫn với vỏ cây và rêu, thuận tiện cho việc săn mồi.Bươm bướm công chúa Thái, loài bướm này được đặt theo tên của công chúa Maha Chakri Sirindhorn của Thái Lan nhờ vẻ ngoài lộng lẫy, sang trọng. Nó được tìm thấy ở vùng rừng thuộc sở hữu của quỹ Chaipattana Foundation do nhà vua Thái Lan sáng lập.San hô lông. Loài san hô với các xúc tu mềm mại này được phát hiện gần đảo Phuket của Thái Lan. Trước đây, các thành viên thuộc chi của nó chỉ được tìm thấy ở Biển Đỏ và miền tây Ấn Độ Dương. Theo ông Michael Janes, lãnh đạo của đội phát hiện ra loài san hô này thì điều này "cho thấy tương lai nhiều hứa hẹn của các rạn san hô trong khu vực".Sa giông cá sấu, được phát hiện ẩn nấp trong và xung quanh các ao ở Taunggyi, thủ phủ của bang Shan, Myanmar. Người dân khu vực này cho biết đã nhìn thấy loài động vật này nhiều năm nay nhưng các nhà khoa học ghi nhận, kiểm tra chặt chẽ, phân tích di truyền và đã xác định rằng đó là một loài mới.Thằn lằn ngón chân cong Cyrtodactylus vilaphongi là loài bò sát thứ 10.000 được các nhà khoa học phát hiện. Tuy mới được phát hiện nhưng loài thằn lằn này cũng đang lâm vào nguy cơ bị đe dọa môi trường sống do những tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên.
Có 139 loài sinh vật mới phát hiện dọc khu vực sông Mê Kông, thuộc Đông Nam Á, gồm 90 loài thực vật, 23 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 9 loài cá và 1 loài dơi. Loài dơi muỗi Hypsugo dolichodon được phát hiện ở Lào và Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loài dơi này là chiếc răng nanh dài nhìn rất đáng sợ. Chúng đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống.
Côn trùng dài thứ hai trên thế giới được tìm thấy ở ruộng lúa ở ban đêm tại Tam Đảo, Việt Nam. Loài côn trùng này dài đến hơn 54cm, còn loài côn trùng dài nhất thế giới đang giữ kỷ lục là 56,6 cm.
Có hai loại hoa lan mới được phát hiện trong danh sách. Nhà nghiên cứu Jacob Phelps gần như không công bố những phát hiện mới về họ nhà lan mới này. Ông lo ngại rằng loài lan có thể đang trên đà bị diệt vong.
Loài ếch có gai thay đổi màu sắc này được Rowley, một sinh viên đi theo đoàn thám hiểm chụp lại. Vào ban đêm, loài ếch này thay đổi màu sắc khá đặc biệt, có màu hồng và vàng, còn ban ngày màu lưng của chúng chuyển thành màu nâu xỉn.
Ong giám ngục, đây là loài ong có thể đánh cắp ý chí của con mồi cho đến khi chúng ngã gục. Thức ăn khoái khẩu của ong giám ngục là loài gián, khi bắt được con mồi, chúng tiêm nọc độc để biến những con gián thành xác sống thụ động. Một khi một nạn nhân đã mất kiểm soát, những con ong sẽ ăn tươi nuốt sống nó.
Loài rắn sói mới được tìm thấy tại Phnom Samkos, khu bảo tồn hoang dã ở Campuchia. Giống như tất cả các loài rắn sói, loài mới này có răng nanh lớn, sắc nhọn nhưng không có nọc độc trong hai hàm, răng của nó chỉ sử dụng để săn thằn lằn và ếch vào ban đêm. Màu sắc đặc biệt giúp nó có thể trà trộn lẫn với vỏ cây và rêu, thuận tiện cho việc săn mồi.
Bươm bướm công chúa Thái, loài bướm này được đặt theo tên của công chúa Maha Chakri Sirindhorn của Thái Lan nhờ vẻ ngoài lộng lẫy, sang trọng. Nó được tìm thấy ở vùng rừng thuộc sở hữu của quỹ Chaipattana Foundation do nhà vua Thái Lan sáng lập.
San hô lông. Loài san hô với các xúc tu mềm mại này được phát hiện gần đảo Phuket của Thái Lan. Trước đây, các thành viên thuộc chi của nó chỉ được tìm thấy ở Biển Đỏ và miền tây Ấn Độ Dương. Theo ông Michael Janes, lãnh đạo của đội phát hiện ra loài san hô này thì điều này "cho thấy tương lai nhiều hứa hẹn của các rạn san hô trong khu vực".
Sa giông cá sấu, được phát hiện ẩn nấp trong và xung quanh các ao ở Taunggyi, thủ phủ của bang Shan, Myanmar. Người dân khu vực này cho biết đã nhìn thấy loài động vật này nhiều năm nay nhưng các nhà khoa học ghi nhận, kiểm tra chặt chẽ, phân tích di truyền và đã xác định rằng đó là một loài mới.
Thằn lằn ngón chân cong Cyrtodactylus vilaphongi là loài bò sát thứ 10.000 được các nhà khoa học phát hiện. Tuy mới được phát hiện nhưng loài thằn lằn này cũng đang lâm vào nguy cơ bị đe dọa môi trường sống do những tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên.