Rừng đá Thạch Lâm, ở khu tự trị Thạch Lâm Yi, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khu rừng đá “rợn người” này hình thành từ khoảng 270 năm trước, do quá trình vận động địa chất và sự xói mòi do nước mưa tạo nên.Những cột đá nhọn hoắt mọc lên tự nhiên từ lòng đất và đứng sừng sững giữa núi ngàn, có chiều cao lên đến 30m.Những măng đá ở Thạch Lâm có nhiều hình thù khác nhau như hình tháp, hình cột hay hình nấm, tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp mắt.Thác đá Litlanesfoss ở Iceland. Thác đá kỳ quái này được xem là có nhiều điều diệu kỳ nhất, luôn thôi thúc sự khám phá của du khách. Thác nước được bao quanh bởi các cột đá vuông tráng lệ. Cảnh quan kỳ lạ bắt đầu hình thành hơn 60 triệu năm trước đây.Trong thời cổ đại, khu vực này có một ngọn núi lửa phun trào. Khi dung nham chảy xuống được làm mát đã tạo nên những thành đá tuyệt vời này. Cảnh tượng nước như một vệt lụa trắng xóa từ trên cao đổ ùm xuống bên dưới những cột đá mỹ miều làm tăng thêm vẻ đẹp cho thác nước Litanesfoss.Vách đá bazan Los Organos ngoạn mục ở Tây Ban Nha. Chính vì những khối đá mảnh mai, dài 800m và rộng 200m hướng về phía biển trông giống như những thanh đàn ống, nên vách đá này còn có tên là “Los Órganos” (Những thanh đàn ống).Cấu trúc đá ở Los Órganos phần lớn là những trụ cột bazan thẳng đứng hoàn hảo. Các cấu trúc ở phía tây nam giống như một tòa tháp độc lập với những sườn dốc của vách đá, nhưng không theo chiều dọc. Những khối đá bazan được xếp chồng lên nhau.Vách đá bazan Los Organos là kết quả của vụ phun trào núi lửa hoạt động mạnh đã xảy ra tại khu vực này trước đây, một lớp nham thạch dày đã bao phủ hòn đảo. Khi nham thạch nguội, chúng kết tinh lại tạo thành những cột đá bazan hình lục giác.Rừng đá ghê rợn Grand Tsingy ở phía Tây Madagascar. Rừng đá nhọn hoắt này gần như không có cây xanh, chủ yếu là những cột đá nhọn cao tới khoảng 91m. Không có hổ, báo và sinh vật ăn thịt.Rừng đá Grand Tsingy rộng khoảng 591km2 và có một người anh em nhỏ hơn, nằm bên cạnh với tên Little Tsingy. Rừng đá là những dãy núi trẻ với các cây đá nhọn hoắt như chông, nằm san sát nhau.Sự tác động, bào mòn của các ngoại lực như mưa nhiệt đới, gió và lũ trong hàng triệu năm đã tạo nên những cây đá nhọn đáng sợ này. Địa thế nơi đây khiến những người thích mạo hiểm nhất cũng phải e dè.
Rừng đá Thạch Lâm, ở khu tự trị Thạch Lâm Yi, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khu rừng đá “rợn người” này hình thành từ khoảng 270 năm trước, do quá trình vận động địa chất và sự xói mòi do nước mưa tạo nên.
Những cột đá nhọn hoắt mọc lên tự nhiên từ lòng đất và đứng sừng sững giữa núi ngàn, có chiều cao lên đến 30m.
Những măng đá ở Thạch Lâm có nhiều hình thù khác nhau như hình tháp, hình cột hay hình nấm, tạo nên một khung cảnh vô cùng đẹp mắt.
Thác đá Litlanesfoss ở Iceland. Thác đá kỳ quái này được xem là có nhiều điều diệu kỳ nhất, luôn thôi thúc sự khám phá của du khách. Thác nước được bao quanh bởi các cột đá vuông tráng lệ. Cảnh quan kỳ lạ bắt đầu hình thành hơn 60 triệu năm trước đây.
Trong thời cổ đại, khu vực này có một ngọn núi lửa phun trào. Khi dung nham chảy xuống được làm mát đã tạo nên những thành đá tuyệt vời này. Cảnh tượng nước như một vệt lụa trắng xóa từ trên cao đổ ùm xuống bên dưới những cột đá mỹ miều làm tăng thêm vẻ đẹp cho thác nước Litanesfoss.
Vách đá bazan Los Organos ngoạn mục ở Tây Ban Nha. Chính vì những khối đá mảnh mai, dài 800m và rộng 200m hướng về phía biển trông giống như những thanh đàn ống, nên vách đá này còn có tên là “Los Órganos” (Những thanh đàn ống).
Cấu trúc đá ở Los Órganos phần lớn là những trụ cột bazan thẳng đứng hoàn hảo. Các cấu trúc ở phía tây nam giống như một tòa tháp độc lập với những sườn dốc của vách đá, nhưng không theo chiều dọc. Những khối đá bazan được xếp chồng lên nhau.
Vách đá bazan Los Organos là kết quả của vụ phun trào núi lửa hoạt động mạnh đã xảy ra tại khu vực này trước đây, một lớp nham thạch dày đã bao phủ hòn đảo. Khi nham thạch nguội, chúng kết tinh lại tạo thành những cột đá bazan hình lục giác.
Rừng đá ghê rợn Grand Tsingy ở phía Tây Madagascar. Rừng đá nhọn hoắt này gần như không có cây xanh, chủ yếu là những cột đá nhọn cao tới khoảng 91m. Không có hổ, báo và sinh vật ăn thịt.
Rừng đá Grand Tsingy rộng khoảng 591km2 và có một người anh em nhỏ hơn, nằm bên cạnh với tên Little Tsingy. Rừng đá là những dãy núi trẻ với các cây đá nhọn hoắt như chông, nằm san sát nhau.
Sự tác động, bào mòn của các ngoại lực như mưa nhiệt đới, gió và lũ trong hàng triệu năm đã tạo nên những cây đá nhọn đáng sợ này. Địa thế nơi đây khiến những người thích mạo hiểm nhất cũng phải e dè.