Quái trăn khổng lồ nhất trong số các loài trăn, rắn phát hiện ở Việt Nam phải kể đến đầu tiên là loài trăn đất, có tên khoa học là Python molurus. Các cá thể của loài trăn này được giới khoa học ghi nhận sự xuất hiện ở Vườn quốc gia U Minh, vùng đồng bằng Nam Bộ, Việt Nam.Loài trăn đất có kích thước, cân nặng rất lớn. Các cá thể loài trăn được phát hiện ở Việt Nam được cho là đạt đến độ dài khoảng 8m, nặng hơn 120kg.Loài trăn này có cái đầu dài, nhỏ, thường có màu nâu xám, phía trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt.Trăn đất ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, ăn những loài thú nhỏ như loài gặm nhấm, hươu nai cỡ nhỏ, chim, các loài bò sát. Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm, đặc biệt là lúc xẩm tối.Thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng. Thêm 1 loài trăn cỡ lớn phân bố ở Việt Nam nữa là loài trăn cộc, có tên khoa học là Python brongersmai. Đây là loài trăn khá hiếm gặp, phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam.Trăn cộc có thân hình ngắn, chỉ có thể tới tối đa 2m, mập, đặc biệt màu sắc cơ thể của từng cá thể rất phong phú, có màu đen, đỏ thẫm, vàng ngọc và trắng, cùng nhiều hoa văn rất lạ, đẹp.Đầu trăn cộc nhỏ, có hình tam giác, màu vàng nhạt, mỗi bên mép trên có hai hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đầu mõm. Loài này có 2 gai nhỏ (hình cựa) ở 2 bên lỗ hậu môn.Năm 1970, nhà động vật học Campden phát hiện và ghi nhận loài trăn cộc được buôn bán ở Sài Gòn. Sau đó, năm 1977, trăn cộc được ghi nhận nuôi ở Bình Thuận, TP HCM và Cà Mau.Một trong những loài trăn có hoa văn độc đáo và đẹp mắt nhất mà Việt Nam có sở hữu là loài trăn gấm, có tên khoa học là Python reticulatus. Loài này có khả năng ngụy trang rất đỉnh, rất khó phân biệt khi cuộn mình trên lớp thảm mục thực vật hay quanh những gốc cây lớn trong rừng.Trăn gấm có thể dài tới 6 – 7m. Đầu loài trăn gấm thường nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trưởng thành. Trăn gấm bơi giỏi và leo cây cũng giỏi.Loài trăn gấm rất mạnh, cơ thể mảnh, chắc của con vật có thể giúp nó nhanh chóng vươn hàm răng sắc nhọn như những chiếc móc về phía sau khiến con mồi khó có cơ hội trốn thoát.Khi săn mồi, trăn gấm thường giữ chặt con mồi bằng chiếc hàm sắc và khỏe, dùng cơ thể khổng lồ siết chặt con mồi tắt thở rồi mới buông lỏng và chén thịt. (Nguồn ảnh: flick, wikimedia, berkeley…).
Quái trăn khổng lồ nhất trong số các loài trăn, rắn phát hiện ở Việt Nam phải kể đến đầu tiên là loài trăn đất, có tên khoa học là Python molurus. Các cá thể của loài trăn này được giới khoa học ghi nhận sự xuất hiện ở Vườn quốc gia U Minh, vùng đồng bằng Nam Bộ, Việt Nam.
Loài trăn đất có kích thước, cân nặng rất lớn. Các cá thể loài trăn được phát hiện ở Việt Nam được cho là đạt đến độ dài khoảng 8m, nặng hơn 120kg.
Loài trăn này có cái đầu dài, nhỏ, thường có màu nâu xám, phía trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt.
Trăn đất ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, ăn những loài thú nhỏ như loài gặm nhấm, hươu nai cỡ nhỏ, chim, các loài bò sát. Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm, đặc biệt là lúc xẩm tối.
Thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng. Thêm 1 loài trăn cỡ lớn phân bố ở Việt Nam nữa là loài trăn cộc, có tên khoa học là Python brongersmai. Đây là loài trăn khá hiếm gặp, phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam.
Trăn cộc có thân hình ngắn, chỉ có thể tới tối đa 2m, mập, đặc biệt màu sắc cơ thể của từng cá thể rất phong phú, có màu đen, đỏ thẫm, vàng ngọc và trắng, cùng nhiều hoa văn rất lạ, đẹp.
Đầu trăn cộc nhỏ, có hình tam giác, màu vàng nhạt, mỗi bên mép trên có hai hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đầu mõm. Loài này có 2 gai nhỏ (hình cựa) ở 2 bên lỗ hậu môn.
Năm 1970, nhà động vật học Campden phát hiện và ghi nhận loài trăn cộc được buôn bán ở Sài Gòn. Sau đó, năm 1977, trăn cộc được ghi nhận nuôi ở Bình Thuận, TP HCM và Cà Mau.
Một trong những loài trăn có hoa văn độc đáo và đẹp mắt nhất mà Việt Nam có sở hữu là loài trăn gấm, có tên khoa học là Python reticulatus. Loài này có khả năng ngụy trang rất đỉnh, rất khó phân biệt khi cuộn mình trên lớp thảm mục thực vật hay quanh những gốc cây lớn trong rừng.
Trăn gấm có thể dài tới 6 – 7m. Đầu loài trăn gấm thường nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trưởng thành. Trăn gấm bơi giỏi và leo cây cũng giỏi.
Loài trăn gấm rất mạnh, cơ thể mảnh, chắc của con vật có thể giúp nó nhanh chóng vươn hàm răng sắc nhọn như những chiếc móc về phía sau khiến con mồi khó có cơ hội trốn thoát.
Khi săn mồi, trăn gấm thường giữ chặt con mồi bằng chiếc hàm sắc và khỏe, dùng cơ thể khổng lồ siết chặt con mồi tắt thở rồi mới buông lỏng và chén thịt. (Nguồn ảnh: flick, wikimedia, berkeley…).