Công viên Chesnut Ridge. Nằm sau thác nước ở khu bảo tồn Shale Creek, phía nam của công viên Chesnut Ridge, Pennsylvania có một ngọn lửa vĩnh cửu kỳ lạ. Theo truyền thuyết ngọn lửa này được thắp lần đầu tiên bởi người châu Mỹ thổ địa cách đây nhiều nghìn năm. Các nhà khoa học đã biết ngon lửa đó cháy được nhờ khí ethane và propan, nhưng họ vẫn chưa giải thích được nguyên nhân chúng có từ đâu và vì sao lại bị đè dưới lớp đá. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng về mặt của hang không đủ nóng để phát sinh lửa và để ngọn lửa tiếp tục cháy. Và ngọn lửa vĩnh cửu này vẫn là một hiện tượng kỳ bí và đẹp lạ lùng, cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.Quái vật núi. Ngọn núi Olympos, gần thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có ngọn lửa vĩnh cửu đã cháy không ngừng nghỉ khoảng 2.000 năm qua. Nguồn gốc của ngọn lửa này được cho là khí methane, rò rỉ qua những hòn đá dưới đáy biển. Mỏ than Jharia. Jharia, Ấn Độ là nơi có những ngọn lửa mỏ than lớn nhất thế giới. Có khoảng 70 ngọn lửa mỏ than hiện đang chập làm 1. Những mỏ than lộ thiên, với than mềm có thể dễ dàng bốc cháy ở nhiệt độ 40 độ C là một trong những nguyên nhân tạo ra “ngọn lửa vĩnh cửu” ở đây. Ngọn núi cháy. Ngọn núi này nằm ở Wingen, bang New South Wales, Australia. Người ta cho rằng dưới ngọn núi này là một mỏ than . Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định do ngọn lửa vẫn cứ tiếp tục cháy rực trong vòng ít nhất 6.000 năm qua. Ngọn đồi khói. Nó được phát hiện bởi thuyền Franklin vào năm 1826. Những đám cháy này xảy ra ở bờ biển đầy đá và trên đỉnh núi Bathurst. Động lửa-nước. Động này nằm gần đền Biyun của Đài Loan. Nguyên nhân của ngọn lửa này là khí methane từ lòng đất bị rò rỉ lên mặt đất. Ngọn lửa này đã cháy được hơn 300 năm nay. Mrapen. Ngọn lửa này được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ 15 và được miêu tả là không hề bị tắt kể cả trong mưa, gió. Ngọn lửa này cháy được cũng là nhờ nguồn khí tự nhiên thoát ra từ lòng đất. Núi cháy (Brennender Berg). Vỉa than cháy này nằm ở Brennender Berg, Saarland, Đức. Nó bùng cháy vào năm 1688 và cháy từ đó đến giờ. Người ta không biết nguyên nhân vì sao vỉa than bùng cháy. Hiện tại, ngọn lửa này đã dần nhỏ lại. Ngọn lửa vĩnh cửu Baba Gurgur. Ngọn lửa này nằm tại trung tâm một mỏ dầu lớn ở Iraq. Nó cháy được là nhờ nguồn khí tự nhiên rò rỉ qua các tảng đá. Nó đã cháy được hàng nghìn năm qua. Bạn có thể nhìn thấy ngọn lửa này dù cách xa nó hàng km. Đền Jwalamukhi. Theo truyền thuyết, ngọn lửa trong đền thờ này chính là chiếc lưỡi từ cơ thể bốc cháy của nàng Sati, con của vua Prajapati Daksha, Ấn Độ. Ngọn lửa vĩnh cửu trong đền thờ này cháy được là nhờ nguồn khí thiên nhiên từ dưới đá bốc lên.
Công viên Chesnut Ridge. Nằm sau thác nước ở khu bảo tồn Shale Creek, phía nam của công viên Chesnut Ridge, Pennsylvania có một ngọn lửa vĩnh cửu kỳ lạ. Theo truyền thuyết ngọn lửa này được thắp lần đầu tiên bởi người châu Mỹ thổ địa cách đây nhiều nghìn năm. Các nhà khoa học đã biết ngon lửa đó cháy được nhờ khí ethane và propan, nhưng họ vẫn chưa giải thích được nguyên nhân chúng có từ đâu và vì sao lại bị đè dưới lớp đá. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng về mặt của hang không đủ nóng để phát sinh lửa và để ngọn lửa tiếp tục cháy. Và ngọn lửa vĩnh cửu này vẫn là một hiện tượng kỳ bí và đẹp lạ lùng, cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Quái vật núi. Ngọn núi Olympos, gần thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có ngọn lửa vĩnh cửu đã cháy không ngừng nghỉ khoảng 2.000 năm qua. Nguồn gốc của ngọn lửa này được cho là khí methane, rò rỉ qua những hòn đá dưới đáy biển.
Mỏ than Jharia. Jharia, Ấn Độ là nơi có những ngọn lửa mỏ than lớn nhất thế giới. Có khoảng 70 ngọn lửa mỏ than hiện đang chập làm 1. Những mỏ than lộ thiên, với than mềm có thể dễ dàng bốc cháy ở nhiệt độ 40 độ C là một trong những nguyên nhân tạo ra “ngọn lửa vĩnh cửu” ở đây.
Ngọn núi cháy. Ngọn núi này nằm ở Wingen, bang New South Wales, Australia. Người ta cho rằng dưới ngọn núi này là một mỏ than . Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định do ngọn lửa vẫn cứ tiếp tục cháy rực trong vòng ít nhất 6.000 năm qua.
Ngọn đồi khói. Nó được phát hiện bởi thuyền Franklin vào năm 1826. Những đám cháy này xảy ra ở bờ biển đầy đá và trên đỉnh núi Bathurst.
Động lửa-nước. Động này nằm gần đền Biyun của Đài Loan. Nguyên nhân của ngọn lửa này là khí methane từ lòng đất bị rò rỉ lên mặt đất. Ngọn lửa này đã cháy được hơn 300 năm nay.
Mrapen. Ngọn lửa này được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ 15 và được miêu tả là không hề bị tắt kể cả trong mưa, gió. Ngọn lửa này cháy được cũng là nhờ nguồn khí tự nhiên thoát ra từ lòng đất.
Núi cháy (Brennender Berg). Vỉa than cháy này nằm ở Brennender Berg, Saarland, Đức. Nó bùng cháy vào năm 1688 và cháy từ đó đến giờ. Người ta không biết nguyên nhân vì sao vỉa than bùng cháy. Hiện tại, ngọn lửa này đã dần nhỏ lại.
Ngọn lửa vĩnh cửu Baba Gurgur. Ngọn lửa này nằm tại trung tâm một mỏ dầu lớn ở Iraq. Nó cháy được là nhờ nguồn khí tự nhiên rò rỉ qua các tảng đá. Nó đã cháy được hàng nghìn năm qua. Bạn có thể nhìn thấy ngọn lửa này dù cách xa nó hàng km.
Đền Jwalamukhi. Theo truyền thuyết, ngọn lửa trong đền thờ này chính là chiếc lưỡi từ cơ thể bốc cháy của nàng Sati, con của vua Prajapati Daksha, Ấn Độ. Ngọn lửa vĩnh cửu trong đền thờ này cháy được là nhờ nguồn khí thiên nhiên từ dưới đá bốc lên.