Năm 2011, tại một ngân hàng ở thành phố Lucknow, Ấn Độ, người quản lý ngân hàng mở một rương chứa tiền bằng thép trong một căn phòng cũ đã được gia cố và phát hiện ra rằng một đội quân mối đã ăn xuyên qua 10 triệu rupi (222.000 USD). Năm 2009, một chiếc xe hơi tại Rotterdam, Hà Lan đã bị "tấn công" bởi hàng ngàn con sâu bướm giăng kín một lớp “lụa” trắng khổng lồ trên toàn thân xe. Sau 4 tuần, lũ sâu này nở thành bướm và bay đi nhưng hậu quả chúng để lại không hề nhỏ. Nếu bạn sống ở thành phố Albuquerque, New Mexico, bạn có thể thấy dân số châu chấu nơi đây đã phát triển nhanh chóng mặt. Năm 2014 trở thành năm đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 20 năm bởi mật độ dày đặc đến mức nó xuất hiện trên cả radar.Năm 2011, một đám mây côn trùng thủy sinh đã quét qua nhiều khu vực của Iowa. Mặc dù trông như một cơn lốc côn trùng kinh khiếp nhưng tổng thiệt hại mà chúng gây ra không lớn. Bọ nước đen xâm lược trên khắp bờ biển Gold Coast của Úc và nằm chết la liệt. Chính đống xác côn trùng này đã khiến Ken Tompkins trượt ngã khi đang đi xe đạp làm vỡ xương hông, xương đòn và xương sườn, nằm liệt suốt 6 tuần mới hồi phục. Năm 1902, các chấn động và tro do vụ phun trào núi lửa Mt. Peleé (Martinique, Pháp) đã đẩy hàng ngàn loài côn trùng và rắn độc vào các làng lân cận. Cuộc xâm lược kinh hoàng này gây ra cái chết cho khoảng 50 người và 200 loài động vật. Gần đây, nhiều bang trên nước Mỹ trở nên hốt hoảng bởi sự xâm lược của một loài kiến “điên” màu nâu, dài khoảng 2mm với thân hình đầy lông lá. Không chỉ đông đảo, sở thích của chúng cũng hết sức đặc biệt: ăn xuyên qua các thiết bị điện tử công nghệ cao. Các nhà nghiên cứu ước tính, có khoảng 30-1.000 tỷ con ve sầu trong mỗi cuộc xâm lược với chu kỳ từ 13-17 năm/lần tại bờ biển phía đông nước Mỹ. Hãy thử tưởng tượng xem khi tất cả chúng đều cất tiếng kêu. Tại Alabama, năm 2006, nhà côn trùng học Charles Ray phát hiện ra một bầy ong bắt đầu làm tổ trên lốp xe ô tô rồi nhanh chóng lan rộng, lấp đầy toàn bộ chiếc xe, thậm chí lây lan cả vào nhà kho – cách đó tới gần 275 mét. Năm 1957, Hastings (Minnesota) đã trải qua một cuộc xâm lược vô cùng kỳ quái của phù du. Hàng triệu con phù du chất thành đống cao ngay giữa đường khiến giao thông tắc nghẽn.
Năm 2011, tại một ngân hàng ở thành phố Lucknow, Ấn Độ, người quản lý ngân hàng mở một rương chứa tiền bằng thép trong một căn phòng cũ đã được gia cố và phát hiện ra rằng một đội quân mối đã ăn xuyên qua 10 triệu rupi (222.000 USD).
Năm 2009, một chiếc xe hơi tại Rotterdam, Hà Lan đã bị "tấn công" bởi hàng ngàn con sâu bướm giăng kín một lớp “lụa” trắng khổng lồ trên toàn thân xe. Sau 4 tuần, lũ sâu này nở thành bướm và bay đi nhưng hậu quả chúng để lại không hề nhỏ.
Nếu bạn sống ở thành phố Albuquerque, New Mexico, bạn có thể thấy dân số châu chấu nơi đây đã phát triển nhanh chóng mặt. Năm 2014 trở thành năm đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 20 năm bởi mật độ dày đặc đến mức nó xuất hiện trên cả radar.
Năm 2011, một đám mây côn trùng thủy sinh đã quét qua nhiều khu vực của Iowa. Mặc dù trông như một cơn lốc côn trùng kinh khiếp nhưng tổng thiệt hại mà chúng gây ra không lớn.
Bọ nước đen xâm lược trên khắp bờ biển Gold Coast của Úc và nằm chết la liệt. Chính đống xác côn trùng này đã khiến Ken Tompkins trượt ngã khi đang đi xe đạp làm vỡ xương hông, xương đòn và xương sườn, nằm liệt suốt 6 tuần mới hồi phục.
Năm 1902, các chấn động và tro do vụ phun trào núi lửa Mt. Peleé (Martinique, Pháp) đã đẩy hàng ngàn loài côn trùng và rắn độc vào các làng lân cận. Cuộc xâm lược kinh hoàng này gây ra cái chết cho khoảng 50 người và 200 loài động vật.
Gần đây, nhiều bang trên nước Mỹ trở nên hốt hoảng bởi sự xâm lược của một loài kiến “điên” màu nâu, dài khoảng 2mm với thân hình đầy lông lá. Không chỉ đông đảo, sở thích của chúng cũng hết sức đặc biệt: ăn xuyên qua các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Các nhà nghiên cứu ước tính, có khoảng 30-1.000 tỷ con ve sầu trong mỗi cuộc xâm lược với chu kỳ từ 13-17 năm/lần tại bờ biển phía đông nước Mỹ. Hãy thử tưởng tượng xem khi tất cả chúng đều cất tiếng kêu.
Tại Alabama, năm 2006, nhà côn trùng học Charles Ray phát hiện ra một bầy ong bắt đầu làm tổ trên lốp xe ô tô rồi nhanh chóng lan rộng, lấp đầy toàn bộ chiếc xe, thậm chí lây lan cả vào nhà kho – cách đó tới gần 275 mét.
Năm 1957, Hastings (Minnesota) đã trải qua một cuộc xâm lược vô cùng kỳ quái của phù du. Hàng triệu con phù du chất thành đống cao ngay giữa đường khiến giao thông tắc nghẽn.