Hiện tượng tự chuyển đổi giới tính trong các loài động vật từng làm các nhà khoa học đau đầu. Động vật nguyên sinh đơn bào, loài giáp xác hay cá mui đều có những cuộc chuyển đổi ngoạn mục. Với con người, giới tính được quyết định bởi cấu trúc nhiễm sắc thể. Nhưng nhiều loài động vật không như thế. Khi đẻ trứng, cá sấu và rùa Chrysenys picta không biết lứa con của mình sẽ là đực hay cái. Cá sấu châu Mỹ (Alligator) được đưa vào nhiệt độ cao nở ra hầu hết con đực, còn nếu ở nhiệt độ thấp thì cho ra hầu hết con cái. Đối với rùa thì ngược lại. Trứng rùa ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C nở thành con cái. Điều này do hormon, nhiệt độ, ánh sáng... quy định. Trong thế giới động thực vật, việc có cùng một lúc hai giới tính lại rất phổ biến và hoàn toàn bình thường. Cá hề là ví dụ điển hình, trong một đàn chỉ có một con cái và con đực lớn nhất làm nhiệm vụ giao phối, đẻ con cho cả đàn. Khi con cá hề cái chết, con đực sẽ… biến thành con cái và tiếp tục thực hiện giao phối với con đực tiếp theo trong đàn. Loài cá hề hai sọc Amphiprion bicinctus thường sống ở biển Đỏ. Khi hai con đực gặp nhau, một trong hai con lập tức biến thành "quý cô" hấp dẫn, mời gọi con kia giao hoan. Chỉ trong tích tắc, giới tính của sinh vật đã được thay đổi kỳ lạ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, do chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, loài gấu trắng Bắc cực cũng đã bị thay đổi nội tiết tố, dẫn đến biến đổi giới và khó khăn trong việc sinh sản. Con rận nước (Daphnia), một loài giáp xác nước ngọt, cũng chuyển đổi giới tính nhanh như chớp mắt. Khi ao hồ đầy ắp nước và đủ thức ăn, tất cả đều là con cái. Nhưng khi thức ăn hiếm hoi và quân số quá đông đúc, những con đực xuất hiện và giao phối với con cái. Con cái ấp trứng và lại chuyển thành đực nếu không gian càng giới hạn hơn. Nếu môi trường thoáng đãng hơn, những con cái chăm chỉ lại chiếm 100% quân số, vì những con đực đã biến mất, hay nói đúng hơn là lại chuyển thành cái.
Các sinh vật ngành chân khớp (côn trùng, giáp xác và nhện) chuyển giới kỳ cục hơn. Con của chúng có khi bị quyết định giới tính tùy thuộc vào những loại ký sinh trùng bám trên mình. Hiện tượng "dương trước âm sau" của loài thỏ biển Aplysia dactylomela cũng là một trong những minh chứng động vật chuyển giới được biết đến nhiều nhất. Sinh vật là một loại thân mềm không vỏ, nhưng phía trước thân là con đực, trong khi phía sau lại là của con cái. Quái trạng giúp nó thoải mái "giao tiếp" với bất cứ đồng loại nào. Kỳ thú hơn nữa là nhiều loài sên biển khi cần tránh các cuộc xung đột đã tự nguyện ép mình từ "nam nhi" thành kẻ chân yếu tay mềm cho yên chuyện. Khi lươn vừa sinh ra thì bên trong tất cả các cá thể đều là buồng trứng, tất cả đều là giống cái. Sau khi lươn phát dục, bắt đầu đẻ trứng thì trong buồng trứng sẽ dần dần biến đổi. Tổ chức tế bào sinh ra trứng trước đây dần dần biến đổi thành tinh hoàn, sinh ra tinh trùng, lươn cái cũng liền biến thành lươn đực và cơ thể phóng ra tinh trùng. Loài trai Lissarca miliaris ở Nam Cực sở hữu cơ quan sinh dục đực khi chúng còn nhỏ, nhưng biến thành con cái trong giai đoạn trưởng thành. Sự chuyển đổi giới tính là đặc điểm khác thường đối với động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Nam Cực.
Hiện tượng tự chuyển đổi giới tính trong các loài động vật từng làm các nhà khoa học đau đầu. Động vật nguyên sinh đơn bào, loài giáp xác hay cá mui đều có những cuộc chuyển đổi ngoạn mục.
Với con người, giới tính được quyết định bởi cấu trúc nhiễm sắc thể. Nhưng nhiều loài động vật không như thế. Khi đẻ trứng, cá sấu và rùa Chrysenys picta không biết lứa con của mình sẽ là đực hay cái.
Cá sấu châu Mỹ (Alligator) được đưa vào nhiệt độ cao nở ra hầu hết con đực, còn nếu ở nhiệt độ thấp thì cho ra hầu hết con cái.
Đối với rùa thì ngược lại. Trứng rùa ở nhiệt độ dưới 28 độ C sẽ nở thành con đực, trên 32 độ C nở thành con cái. Điều này do hormon, nhiệt độ, ánh sáng... quy định.
Trong thế giới động thực vật, việc có cùng một lúc hai giới tính lại rất phổ biến và hoàn toàn bình thường. Cá hề là ví dụ điển hình, trong một đàn chỉ có một con cái và con đực lớn nhất làm nhiệm vụ giao phối, đẻ con cho cả đàn.
Khi con cá hề cái chết, con đực sẽ… biến thành con cái và tiếp tục thực hiện giao phối với con đực tiếp theo trong đàn.
Loài cá hề hai sọc Amphiprion bicinctus thường sống ở biển Đỏ. Khi hai con đực gặp nhau, một trong hai con lập tức biến thành "quý cô" hấp dẫn, mời gọi con kia giao hoan. Chỉ trong tích tắc, giới tính của sinh vật đã được thay đổi kỳ lạ.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, do chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, loài gấu trắng Bắc cực cũng đã bị thay đổi nội tiết tố, dẫn đến biến đổi giới và khó khăn trong việc sinh sản.
Con rận nước (Daphnia), một loài giáp xác nước ngọt, cũng chuyển đổi giới tính nhanh như chớp mắt. Khi ao hồ đầy ắp nước và đủ thức ăn, tất cả đều là con cái. Nhưng khi thức ăn hiếm hoi và quân số quá đông đúc, những con đực xuất hiện và giao phối với con cái. Con cái ấp trứng và lại chuyển thành đực nếu không gian càng giới hạn hơn.
Nếu môi trường thoáng đãng hơn, những con cái chăm chỉ lại chiếm 100% quân số, vì những con đực đã biến mất, hay nói đúng hơn là lại chuyển thành cái.
Các sinh vật ngành chân khớp (côn trùng, giáp xác và nhện) chuyển giới kỳ cục hơn. Con của chúng có khi bị quyết định giới tính tùy thuộc vào những loại ký sinh trùng bám trên mình.
Hiện tượng "dương trước âm sau" của loài thỏ biển Aplysia dactylomela cũng là một trong những minh chứng động vật chuyển giới được biết đến nhiều nhất. Sinh vật là một loại thân mềm không vỏ, nhưng phía trước thân là con đực, trong khi phía sau lại là của con cái. Quái trạng giúp nó thoải mái "giao tiếp" với bất cứ đồng loại nào.
Kỳ thú hơn nữa là nhiều loài sên biển khi cần tránh các cuộc xung đột đã tự nguyện ép mình từ "nam nhi" thành kẻ chân yếu tay mềm cho yên chuyện.
Khi lươn vừa sinh ra thì bên trong tất cả các cá thể đều là buồng trứng, tất cả đều là giống cái. Sau khi lươn phát dục, bắt đầu đẻ trứng thì trong buồng trứng sẽ dần dần biến đổi. Tổ chức tế bào sinh ra trứng trước đây dần dần biến đổi thành tinh hoàn, sinh ra tinh trùng, lươn cái cũng liền biến thành lươn đực và cơ thể phóng ra tinh trùng.
Loài trai Lissarca miliaris ở Nam Cực sở hữu cơ quan sinh dục đực khi chúng còn nhỏ, nhưng biến thành con cái trong giai đoạn trưởng thành. Sự chuyển đổi giới tính là đặc điểm khác thường đối với động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Nam Cực.