Trầu không (tên khoa học: Piper betle) là loại dây leo có lá hình trái tim, có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Từ lâu, trầu không đã được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…Bên cạnh đó, trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Loài cây này cũng được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đau đầu, táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Nó còn chứa rất nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, nước và nhiều khoáng chất như kẽm, canxi,... giúp đẩy lùi các hắc tố gây sạm da, tàn nhang và chống oxy hóa.Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu có hoạt tính kháng sinh, khử trùng, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và kháng lại nhiều loại nấm.Cây trầu không rất dễ trồng. Bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành, cắt hom từ một đoạn cành bánh tẻ có 1-2 chồi và ít rễ phụ, sau đó giâm vào đất tơi xốp đủ ẩm, vài tuần sau các hom giống sẽ ra rễ và lá mới.Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá trầu không được coi là một chất thơm, chất khử trùng và thậm chí tăng cường ham muốn tình dục.
Trầu không (tên khoa học: Piper betle) là loại dây leo có lá hình trái tim, có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Từ lâu, trầu không đã được sử dụng như một phương thốc dân gian đều điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da…
Bên cạnh đó, trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Loài cây này cũng được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đau đầu, táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Nó còn chứa rất nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, nước và nhiều khoáng chất như kẽm, canxi,... giúp đẩy lùi các hắc tố gây sạm da, tàn nhang và chống oxy hóa.
Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu có hoạt tính kháng sinh, khử trùng, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và kháng lại nhiều loại nấm.
Cây trầu không rất dễ trồng. Bạn có thể sử dụng phương pháp giâm cành, cắt hom từ một đoạn cành bánh tẻ có 1-2 chồi và ít rễ phụ, sau đó giâm vào đất tơi xốp đủ ẩm, vài tuần sau các hom giống sẽ ra rễ và lá mới.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá trầu không được coi là một chất thơm, chất khử trùng và thậm chí tăng cường ham muốn tình dục.