Ngựa là một trong những động vật mang thai khá lâu, lên tới 11 tháng. Ngựa thường chỉ sinh một con. Thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính và chất lượng chăm sóc.
Lạc đà không bướu mang thai hơn 12 tháng. Lạc đà không bướu trưởng thành có thể nặng đến 200 kg. Lúc mới sinh, nó đã cao trên 70 cm, nặng khoảng 15 kg, trưởng thành vào lúc 2-3 năm tuổi.Lợn biển: 13 tháng. Cứ 4 -5 năm, lợn biển cái mới sinh con. Lợn biển mang thai 13 tháng và chỉ đẻ được mỗi 1 con/lứa. Lợn biển con sẽ ở với mẹ nó trong 2 năm đầu đời.Lạc đà: 15 tháng. Thông thường lạc đà chỉ sinh một con, và con non bú mẹ trong khoảng 18 tháng sau sinh. Con cái thông thường phát dục sau khoảng 3 tới 4 năm, con đực sau khoảng 5 tới 6 năm. Lợn vòi có thời gian bầu bí 13 tháng. Thân của lợn vòi con có những sọc và chấm, sẽ biến mất trong vòng 6 đến 8 tháng sau sinh. Lợn vòi hiện bị tác động xấu bởi sự phá rừng và sự định cư của con người, ảnh hưởng tới địa bàn cư trú của chúng.Hươu cao cổ: 15 tháng. Dù là loài động vật sống trên cạn cao nhất thế giới, nhưng hươu cao cổ mẹ sinh con ở tư thế đứng. Vì vậy, con non cần đủ lớn để chịu đựng cú rơi từ trên cao.
Hải mã: 15 tháng. Hải mã có tỷ lệ sinh sản thấp nhất và thời kỳ mang thai dài nhất trong số các loài động vật chân màng (một nhóm động vật có vú bao gồm hải cẩu và sư tử biển). Kỳ lân biển: 16 tháng. Con cái 3 tuổi đã phát dục, còn con đực phải đợi thêm 3 năm nữa. Kỳ lân biển mang thai 16 tháng và sinh một con, rất hiếm có trường hợp sinh đôi.
Cá nhà táng: 16 tháng. Mỗi lứa đẻ một con. Thời kỳ tiết sữa thì dao động từ 19 đến 42 tháng, tuy nhiên có một số ít cá nhà táng con đến 13 tuổi mới cai sữa. Cá nhà táng con cũng có thể bú sữa của những con cá cái khác ngoài mẹ chúng. Thông thường, cứ từ 3 đến 6 năm thì cá nhà táng mới sinh con một lần. Cá voi sát thủ: 16 tháng. Con cái trưởng thành ở tuổi 15, sau đó chúng bước vào thời kỳ của chu kỳ động dục và thời kỳ không có chu kỳ vào khoảng giữa 3-16 tháng. Để tránh giao phối cận huyết, con đực và con cái kết đôi từ đàn khác. Con mẹ đang nuôi con, luôn chỉ có 1 con con duy nhất, khoảng 1 con trong 5 năm.
Tê giác đen: 17 tháng. Con cái trưởng thành đạt độ tuổi sinh sản từ 4 đến 6 năm trong khi con đực mất nhiều thời gian hơn một chút, từ 7 đến 9 năm.Thời gian mang thai của loài voi có thể nói là lâu nhất, 22 tháng.
Đó là chu kỳ mang thai dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được con voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được.
Ngựa là một trong những động vật mang thai khá lâu, lên tới 11 tháng. Ngựa thường chỉ sinh một con. Thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính và chất lượng chăm sóc.
Lạc đà không bướu mang thai hơn 12 tháng. Lạc đà không bướu trưởng thành có thể nặng đến 200 kg. Lúc mới sinh, nó đã cao trên 70 cm, nặng khoảng 15 kg, trưởng thành vào lúc 2-3 năm tuổi.
Lợn biển: 13 tháng. Cứ 4 -5 năm, lợn biển cái mới sinh con. Lợn biển mang thai 13 tháng và chỉ đẻ được mỗi 1 con/lứa. Lợn biển con sẽ ở với mẹ nó trong 2 năm đầu đời.
Lạc đà: 15 tháng. Thông thường lạc đà chỉ sinh một con, và con non bú mẹ trong khoảng 18 tháng sau sinh. Con cái thông thường phát dục sau khoảng 3 tới 4 năm, con đực sau khoảng 5 tới 6 năm.
Lợn vòi có thời gian bầu bí 13 tháng. Thân của lợn vòi con có những sọc và chấm, sẽ biến mất trong vòng 6 đến 8 tháng sau sinh. Lợn vòi hiện bị tác động xấu bởi sự phá rừng và sự định cư của con người, ảnh hưởng tới địa bàn cư trú của chúng.
Hươu cao cổ: 15 tháng. Dù là loài động vật sống trên cạn cao nhất thế giới, nhưng hươu cao cổ mẹ sinh con ở tư thế đứng. Vì vậy, con non cần đủ lớn để chịu đựng cú rơi từ trên cao.
Hải mã: 15 tháng. Hải mã có tỷ lệ sinh sản thấp nhất và thời kỳ mang thai dài nhất trong số các loài động vật chân màng (một nhóm động vật có vú bao gồm hải cẩu và sư tử biển).
Kỳ lân biển: 16 tháng. Con cái 3 tuổi đã phát dục, còn con đực phải đợi thêm 3 năm nữa. Kỳ lân biển mang thai 16 tháng và sinh một con, rất hiếm có trường hợp sinh đôi.
Cá nhà táng: 16 tháng. Mỗi lứa đẻ một con. Thời kỳ tiết sữa thì dao động từ 19 đến 42 tháng, tuy nhiên có một số ít cá nhà táng con đến 13 tuổi mới cai sữa. Cá nhà táng con cũng có thể bú sữa của những con cá cái khác ngoài mẹ chúng. Thông thường, cứ từ 3 đến 6 năm thì cá nhà táng mới sinh con một lần.
Cá voi sát thủ: 16 tháng. Con cái trưởng thành ở tuổi 15, sau đó chúng bước vào thời kỳ của chu kỳ động dục và thời kỳ không có chu kỳ vào khoảng giữa 3-16 tháng. Để tránh giao phối cận huyết, con đực và con cái kết đôi từ đàn khác. Con mẹ đang nuôi con, luôn chỉ có 1 con con duy nhất, khoảng 1 con trong 5 năm.
Tê giác đen: 17 tháng. Con cái trưởng thành đạt độ tuổi sinh sản từ 4 đến 6 năm trong khi con đực mất nhiều thời gian hơn một chút, từ 7 đến 9 năm.
Thời gian mang thai của loài voi có thể nói là lâu nhất, 22 tháng.
Đó là chu kỳ mang thai dài nhất trong số các động vật sống trên mặt đất. Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được con voi mẹ lau sạch trước khi chúng đứng lên được.