Chó là loài động vật có thính giác nhạy bén, do đó nó được sử dụng làm các nhân viên bảo tồn rất có năng lực. Những con chó sẽ sử dụng thính giác để phát hiện các quần thể động vật và thực vật khó tìm để các nhà nghiên cứu dễ theo dõi và có phương pháp bảo tồn hiệu quả. Đặc biệt, chó còn có khả năng đi qua các địa hình gồ ghề. Trong tương lai, chó rất có thể còn được sử dụng để phát hiện chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Công việc đo nhiệt độ nước biển mùa đông giá lạnh để tìm bằng chứng về sự thay đổi khí hậu là gần như không tưởng với con người, nhưng các nhà nghiên cứu đang chuyển sang nhờ sự giúp đỡ của kỳ lân biển. Các con kỳ lân biển sẽ được bố trí sẵn nhiệt kế và máy phát vệ tinh nhỏ để lặn sâu xuống dưới bề mặt đại dương. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những thông tin kỳ lân biển truyền về để phát triển mô hình khí hậu chính xác hơn. Cá robot. Tiến sĩ Huosheng Hu và đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Essex, Anh đã phát triển một con robot cá, trang bị cảm biến tinh vi có thể được sử dụng để săn tìm các chất ô nhiễm đại dương, thu thập và truyền tải dữ liệu ô nhiễm nguồn nước. Chuột túi khổng lồ là cỗ máy dò mìn siêu hạng. Loại chuột thuộc họ chuột túi, kích thước khổng lồ, có con chiều dài lên đến 75cm, phổ thông là tầm 30 - 40cm, có khứu giác cực kỳ linh mẫn nên được nhiều người huấn luyện sử dụng khứu giác để tìm kiếm vật như loại chó. Do chuột túi Gambia ăn ít, công tác huấn luyện lại vô cùng đơn giản, dễ vận chuyển đến các khu vực cần dò mìn và có sức đề kháng bệnh tật nhiệt đới cao hơn rất nhiều so với chó, nên Chính phủ Gambia đã huấn luyện loại chuột túi này làm “lính dò mìn” vô cùng hiệu quả. Các nhà khoa học tại Đại học California-Santa Cruz đã sử dụng sư tử biển và hải cẩu để ghi lại những thay đổi thất thường của nhiệt độ nước biển, độ mặn và các điều kiện khác thường dưới biển. Ong cũng có thính giác nhạy bén, giúp định vị mìn chuẩn xác. Ong không chỉ giúp các nhà khoa học vẽ được bản đồ bãi mìn chính xác, nó cũng có thể phát tín hiệu cảnh báo khi có các hóa chất độc hại. Con la. La loài động vật giúp con người tích cực nhất trong việc phát hiện bức xạ còn lưu lại tại các cơ sở tên lửa cũ và cơ sở nghiên cứu hạt nhân. Chúng giúp cung cấp những dữ liệu vô giá sẽ giúp cho nhân loại trên thế giới an toàn hơn.
Chó là loài động vật có thính giác nhạy bén, do đó nó được sử dụng làm các nhân viên bảo tồn rất có năng lực. Những con chó sẽ sử dụng thính giác để phát hiện các quần thể động vật và thực vật khó tìm để các nhà nghiên cứu dễ theo dõi và có phương pháp bảo tồn hiệu quả. Đặc biệt, chó còn có khả năng đi qua các địa hình gồ ghề. Trong tương lai, chó rất có thể còn được sử dụng để phát hiện chất gây ô nhiễm không khí trong nhà.
Công việc đo nhiệt độ nước biển mùa đông giá lạnh để tìm bằng chứng về sự thay đổi khí hậu là gần như không tưởng với con người, nhưng các nhà nghiên cứu đang chuyển sang nhờ sự giúp đỡ của kỳ lân biển. Các con kỳ lân biển sẽ được bố trí sẵn nhiệt kế và máy phát vệ tinh nhỏ để lặn sâu xuống dưới bề mặt đại dương. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những thông tin kỳ lân biển truyền về để phát triển mô hình khí hậu chính xác hơn.
Cá robot. Tiến sĩ Huosheng Hu và đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Essex, Anh đã phát triển một con robot cá, trang bị cảm biến tinh vi có thể được sử dụng để săn tìm các chất ô nhiễm đại dương, thu thập và truyền tải dữ liệu ô nhiễm nguồn nước.
Chuột túi khổng lồ là cỗ máy dò mìn siêu hạng. Loại chuột thuộc họ chuột túi, kích thước khổng lồ, có con chiều dài lên đến 75cm, phổ thông là tầm 30 - 40cm, có khứu giác cực kỳ linh mẫn nên được nhiều người huấn luyện sử dụng khứu giác để tìm kiếm vật như loại chó. Do chuột túi Gambia ăn ít, công tác huấn luyện lại vô cùng đơn giản, dễ vận chuyển đến các khu vực cần dò mìn và có sức đề kháng bệnh tật nhiệt đới cao hơn rất nhiều so với chó, nên Chính phủ Gambia đã huấn luyện loại chuột túi này làm “lính dò mìn” vô cùng hiệu quả.
Các nhà khoa học tại Đại học California-Santa Cruz đã sử dụng sư tử biển và hải cẩu để ghi lại những thay đổi thất thường của nhiệt độ nước biển, độ mặn và các điều kiện khác thường dưới biển.
Ong cũng có thính giác nhạy bén, giúp định vị mìn chuẩn xác. Ong không chỉ giúp các nhà khoa học vẽ được bản đồ bãi mìn chính xác, nó cũng có thể phát tín hiệu cảnh báo khi có các hóa chất độc hại.
Con la. La loài động vật giúp con người tích cực nhất trong việc phát hiện bức xạ còn lưu lại tại các cơ sở tên lửa cũ và cơ sở nghiên cứu hạt nhân. Chúng giúp cung cấp những dữ liệu vô giá sẽ giúp cho nhân loại trên thế giới an toàn hơn.