Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước nhỏ li ti lơ lửng trong không khí. Ở Việt Nam, hiện tượng này thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhưng nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông.Các điều kiện để hình thành hiện tượng sương mù bao gồm: độ ẩm tương đối của không khí phải cao; nhiệt độ không khí tương đối thấp và tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.Sương mù được tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ.Tùy theo điều kiện hình thành mà sương mù được chia thành nhiều loại khác nhau như: sương mù bình lưu; sương mù bức xạ; sương mù bốc hơi; sương mù frônt... Sương mù thường gặp ở đất liền nhất là sương mù bức xạ. Ngoài ra còn sương mù do mưa, sương mù thung lũng, v.v…Ngoài ra còn có loại sương mù khô. Đây là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.Sương mù là hiện tượng khí tượng nguy hiểm vì nó làm giảm tầm nhìn của chúng ta khi di chuyển, đặc biệt là đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không.Để phòng tránh tác hại của sương mù, nhiều phương pháp để làm tan sương mù đã được áp dụng như như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng.
Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước nhỏ li ti lơ lửng trong không khí. Ở Việt Nam, hiện tượng này thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhưng nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông.
Các điều kiện để hình thành hiện tượng sương mù bao gồm: độ ẩm tương đối của không khí phải cao; nhiệt độ không khí tương đối thấp và tốc độ gió yếu hoặc lặng gió.
Sương mù được tạo ra khi độ ẩm tương đối đạt tới 100%, và nhiệt độ không khí có xu hướng giảm xuống dưới điểm sương, ép nó xuống thấp hơn bằng cách làm cho hơi nước ngưng tụ.
Tùy theo điều kiện hình thành mà sương mù được chia thành nhiều loại khác nhau như: sương mù bình lưu; sương mù bức xạ; sương mù bốc hơi; sương mù frônt... Sương mù thường gặp ở đất liền nhất là sương mù bức xạ. Ngoài ra còn sương mù do mưa, sương mù thung lũng, v.v…
Ngoài ra còn có loại sương mù khô. Đây là hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.
Sương mù là hiện tượng khí tượng nguy hiểm vì nó làm giảm tầm nhìn của chúng ta khi di chuyển, đặc biệt là đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không.
Để phòng tránh tác hại của sương mù, nhiều phương pháp để làm tan sương mù đã được áp dụng như như sử dụng nhiệt hay các tinh thể muối. Các phương pháp này đạt được một số hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn điểm đóng băng.