Hai con nhện có tên Anita và Arabella được gửi đến Trạm không gian Skylab 3 năm 1973 để xem chúng có thể giăng tơ được trong môi trường không trọng lực hay không. Thực tế, chúng được ghi nhận thực hiện “các chuyển động hơi thất thường" và chết trong khi làm nhiệm vụ. Các xét nghiệm cho thấy cơ thể 2 con nhện bị mất nước, mặc dù nước được chuẩn bị sẵn bên cạnh cho chúng. Ngoài ra, một con nhện nhảy tên là Nefertiti có thời gian 100 ngày trên trạm vũ trụ quốc tế, trở về Trái đất an toàn vào năm 2012. Con vật áp dụng thành công phương pháp săn bắn của nó nhưng chết sau đó vài ngày tại Washington DC. Ruồi giấm là một trong những sinh vật sống đầu tiên trong không gian, được đưa lên vũ trụ bởi các nhà khoa học Mỹ vào năm 1947 bằng cách sử dụng tên lửa V2. Những sinh vật này không hề hấn gì khi trở lại Trái đất. Con chuột bạch có tên Eleven đã du hành và sống trong không gian trong một nhiệm vụ năm 1951 của Mỹ. Hai con chuột khác có tên là Albert và Mildred cũng nổi tiếng không kém, được đưa lên không gian và đưa trở về trái đất an toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy tổn thương thị giác xuất hiện ở những con chuột. Con chó đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất là một một giống chó lai của Nga, thực hiện chuyến đi một chiều trên vệ tinh Sputnik 2 năm 1957. Con vật được thông báo chết không đau đớn vào khoảng một tuần sau khi cất cánh. Hai con chó “huyền thoại” của Nga, Belka và Strelka được ghi nhận bay vào vũ trụ và trở lại trái đất an toàn vào năm 1960. Con mèo Felicette được đặt trên đầu mang khí cụ khoa học của tên lửa vũ trụ xuất phát từ sa mạc Sahara của Algeria vào tháng 10/1963. Các nhà nghiên cứu đã cấy điện cực dưới da của con vật để ghi lại tình trạng của nó trong suốt chuyến bay, và khi được đưa an toàn trở về Trái đất. Động vật đầu tiên trong không gian là một con khỉ nâu, được gọi tên là Albert, gửi lên vũ trụ bằng tên lửa V2 từ White Sands, New Mexico, Mỹ vào tháng 6/1948. Tuy nhiên, tên lửa đã gặp sự cố khi bay vào quỹ đạo và con vật được cho là đã chết ngạt. Một con khỉ khác có tên Albert II có tình trạng tốt hơn, nhưng chết khi được đưa trở lại. Con khỉ đầu tiên có khả năng tồn tại trong không gian là Baker, được gửi lên vũ trụ vào năm 1959 bằng một tên lửa đạn đạo tầm trung, Baker sống đến năm 1984. Năm 1991, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gửi các polyp sứa vào không gian để xem lực hấp dẫn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của những sinh vật này. Các nhà khoa học cho biết loài sứa trong không gian phát triển bình thường nhưng bị suy giảm khả năng vận động khi hạ cánh trở lại trái đất. Một loài cá cỡ nhỏ được gọi là “mummichogs” là những con cá đầu tiên đi vào trong không gian năm 1973. Sau ba ngày trên tàu vũ trụ, những con cá bơi theo một mô hình tròn kỳ lạ. Năm 2012, Nhật Bản cũng gửi một hồ cá toàn cá medaka lên Trạm vũ trụ quốc tế. Trên chuyến đi 60 ngày một số con đã chết, và còn một số con khác còn sống.
Hai con nhện có tên Anita và Arabella được gửi đến Trạm không gian Skylab 3 năm 1973 để xem chúng có thể giăng tơ được trong môi trường không trọng lực hay không. Thực tế, chúng được ghi nhận thực hiện “các chuyển động hơi thất thường" và chết trong khi làm nhiệm vụ. Các xét nghiệm cho thấy cơ thể 2 con nhện bị mất nước, mặc dù nước được chuẩn bị sẵn bên cạnh cho chúng. Ngoài ra, một con nhện nhảy tên là Nefertiti có thời gian 100 ngày trên trạm vũ trụ quốc tế, trở về Trái đất an toàn vào năm 2012. Con vật áp dụng thành công phương pháp săn bắn của nó nhưng chết sau đó vài ngày tại Washington DC.
Ruồi giấm là một trong những sinh vật sống đầu tiên trong không gian, được đưa lên vũ trụ bởi các nhà khoa học Mỹ vào năm 1947 bằng cách sử dụng tên lửa V2. Những sinh vật này không hề hấn gì khi trở lại Trái đất.
Con chuột bạch có tên Eleven đã du hành và sống trong không gian trong một nhiệm vụ năm 1951 của Mỹ. Hai con chuột khác có tên là Albert và Mildred cũng nổi tiếng không kém, được đưa lên không gian và đưa trở về trái đất an toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy tổn thương thị giác xuất hiện ở những con chuột.
Con chó đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất là một một giống chó lai của Nga, thực hiện chuyến đi một chiều trên vệ tinh Sputnik 2 năm 1957. Con vật được thông báo chết không đau đớn vào khoảng một tuần sau khi cất cánh. Hai con chó “huyền thoại” của Nga, Belka và Strelka được ghi nhận bay vào vũ trụ và trở lại trái đất an toàn vào năm 1960.
Con mèo Felicette được đặt trên đầu mang khí cụ khoa học của tên lửa vũ trụ xuất phát từ sa mạc Sahara của Algeria vào tháng 10/1963. Các nhà nghiên cứu đã cấy điện cực dưới da của con vật để ghi lại tình trạng của nó trong suốt chuyến bay, và khi được đưa an toàn trở về Trái đất.
Động vật đầu tiên trong không gian là một con khỉ nâu, được gọi tên là Albert, gửi lên vũ trụ bằng tên lửa V2 từ White Sands, New Mexico, Mỹ vào tháng 6/1948. Tuy nhiên, tên lửa đã gặp sự cố khi bay vào quỹ đạo và con vật được cho là đã chết ngạt. Một con khỉ khác có tên Albert II có tình trạng tốt hơn, nhưng chết khi được đưa trở lại. Con khỉ đầu tiên có khả năng tồn tại trong không gian là Baker, được gửi lên vũ trụ vào năm 1959 bằng một tên lửa đạn đạo tầm trung, Baker sống đến năm 1984.
Năm 1991, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gửi các polyp sứa vào không gian để xem lực hấp dẫn ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của những sinh vật này. Các nhà khoa học cho biết loài sứa trong không gian phát triển bình thường nhưng bị suy giảm khả năng vận động khi hạ cánh trở lại trái đất.
Một loài cá cỡ nhỏ được gọi là “mummichogs” là những con cá đầu tiên đi vào trong không gian năm 1973. Sau ba ngày trên tàu vũ trụ, những con cá bơi theo một mô hình tròn kỳ lạ. Năm 2012, Nhật Bản cũng gửi một hồ cá toàn cá medaka lên Trạm vũ trụ quốc tế. Trên chuyến đi 60 ngày một số con đã chết, và còn một số con khác còn sống.